Sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có vi phạm pháp luật không?

bởi ThuHa
Sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có vi phạm pháp luật không?

Sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có vi phạm pháp luật không? Sử dụng hình ảnh để quảng cáo như thế nào là đúng luật. Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ giải đáp cho bạn đọc về vấn đề này.

Những ngày qua, khán giả phát hiện hình ảnh Công Vinh xuất hiện quảng cáo trên app cá độ bóng đá. Trên trang Facebook cá nhân, Công Vinh khẳng định chưa bao giờ nhận lời quảng cáo cho bất kỳ app cá độ bóng đá nào. Ông xã Thủy Tiên bức xúc vì các app cá độ bóng đá đang cố ý sử dụng hình ảnh của anh trái phép. “Vinh có kí hợp đồng cho phép sử dụng dụng hình ảnh đối với 1 app xem live bóng đá giải trí, không hề liên quan đến trang cá cược nào”. Cựu cầu thủ câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An đính chính.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo là vi phạm là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ

Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Theo quy định này có thể hiểu, hình ảnh của cá nhân là một loại tài sản. Cá nhân có quyền sở hữu và những quyền khác đối với hình ảnh của mình. Do đó, việc sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác phải được người đó đồng ý. Đồng ý ở đây được hiểu là có sự đồng ý của cả hai bên; là thoả thuận và được dùng đúng mục đích giữa người sử dụng hình ảnh của cá nhân với cá nhân có hình ảnh đó. Một khía cạnh song song, chỉ cần việc sử dụng hình ảnh không có sự phản đối của người có hình ảnh. Sẽ được hiểu là người đó đương nhiên đồng ý.

Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định. Hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý là hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo.

Trường hợp việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này; sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo. Dù gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên. Thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại; áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng hình ảnh để quảng cáo mà không bị coi là trái phép

Trong một số trường hợp quyền của cá nhân đối với hình ảnh có thể bị hạn chế. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh; hoặc người đại diện theo pháp luật. Cụ thể:

  • Được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
  • Được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo; hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác.

Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc khi sử dụng hình ảnh đó là không làm tổn hại đến danh dự; nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Xử lý hành vi sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo

Tùy vào mức độ vi phạm. Hành vi sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có thể phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính. Thậm chí là cả trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Trách nhiệm hành chính

Điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản cũng quy định phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng. Hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó.

Điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Quy định về về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý. Trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Mức xử phạt từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng.

Trách nhiệm dân sự

Điều 11 Bộ luật dân sự 2015 có quy định. Trong trường hợp phát hiện bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình, cá nhân đó có quyền:

  • Yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của mình chấm dứt hành vi vi phạm
  • Khởi kiện chủ thể có hành vi vi phạm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Bồi thường các thiệt hại về vật chất/tinh thần nếu có. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì chi phí gấp 10 lần mức lương cơ sở vùng.
  • Yêu cầu hoặc khởi kiện yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm trả thù lao cho việc sử dụng hình ảnh của cá nhân. Trong trường hợp nhằm mục đích thương mại.

Trách nhiệm hình sự

Nghiêm trọng hơn, nếu trường hợp bên sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có thể còn đối mặt với việc bị xử lý hình sự. Nếu rơi vào điểm b khoản 1 Điều 288 về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính. Theo đó, việc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”

Như vậy, tùy vào việc hành vi xâm phạm được thực hiện ở đâu. Cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định mức xử phạt hành chính phù hợp.

Mời bạn đọc xem thêm bài viết sau:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có vi phạm pháp luật không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Có được phép quảng cáo trong thang máy không?

Theo quy định tại Điều 102 Luật Nhà ở 2014, các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu không tham dự sẽ phải tổ chức Hội nghị nhà chung cư để quyết định việc có được phép quảng cáo trong thang máy hay không.

Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác bị xử lý như thế nào?

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đối với một trong các hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác

Tội xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác bị xử lý như thế nào?

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trường hợp phát hiện bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình, cá nhân nên làm gì?

– Yêu cầu người/tổ chức có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của mình chấm dứt hành vi vi phạm.
– Khởi kiện người có hành vi vi phạm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại về vật chất/tinh thần nếu có. 
– Yêu cầu hoặc khởi kiện yêu cầu cá nhân/tổ chức có hành vi xâm phạm trả thù lao cho việc sử dụng hình ảnh của cá nhân trong trường hợp việc sử dụng hình ảnh nhằm mục đích thương mại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm