Sư đứng tên sổ đỏ – Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về vụ việc sư trụ trì chùa Nga Hoàng là Thích Thanh Toàn có những hành vi vi phạm pháp giới nghiêm trọng. Và trước những chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận và giáo hội, sư Thích Thanh Toàn đã gửi nguyện vọng được xuất gia hoàn tục vì “cảm thấy không xứng đáng”. Tuy nhiên mọi chuyện sẽ chẳng có gì và có thể tạm dừng lại ở đây, nhưng điều đáng nói là trong nguyện vọng được hoàn tục sư Thích Thanh Toàn còn yêu cầu được giữ lại tài sản riêng, bao gồm cả đất đai. Cũng chính vị này cũng nói rằng số tài sản đó có thể định giá lên tới 200-300 tỷ đồng.
Chính điều này đã làm dư luận thêm bất bình với câu hỏi vì sao mà như sư lại có số tài sản lớn như vậy? Nếu tài sản tăng ni, phật tử cúng dường cho chùa thì có phải tài sản riêng của nhà sư hay không? Sư có được đứng tên sổ đỏ không? Để lý giải những vấn đề này thông qua lăng kính pháp luật, xin quý độc giả hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016
- Nội quy ban tăng sự T.Ư khóa VIII (2017-2022) của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam
Nội dung tư vấn
Pháp luật đối với người tu hành
Việt Nam là một quốc gia có các tôn giáo và văn hóa rất đa dạng, phong phú. Điều đó cũng phần nào được lý giải bởi nhà nước ta có chính sách tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi công dân. Sư có được dứng tên sổ đỏ không? Đây lại là một vấn đề nhạy cảm có liên quan tới tình hình an ninh chính trị, xã hội nên để điều chỉnh và quản lý các hoạt động liên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo thì nhà nước ta đã ban hành Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016.
Tại khoản 7, 8, 9 Điều 2 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 có quy định:
7. Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
8. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
9. Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
Như vậy, những nhà tu hành, chức sắc; chức việc của các tổ chức tôn giáo ngoài tư cách phải sống và tuyên theo những chuẩn mực mà giáo lý; và giáo luật của tổ chức tôn giáo mình đề ra.
Nhà sư trụ trì có được phép có tài sản riêng?
Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam đó là về quyền tài sản của công dân. Cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Bộ Luật dân sự 2015 quy định rằng:
“Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.”
Như vậy, các nhà sư vừa có tư cách là nhà tu hành nhưng đồng thời cũng có tư cách của một công dân. Do vậy; các nhà sư cũng được hưởng quyền tài sản một cách toàn vẹn mà không phải chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào. Sư được đứng tên sổ đỏ. Qua đó khẳng định; pháp luật Việt Nam không hề có bất cứ sự phân biệt nào đối với tài sản riêng của những nhà tu hành.
Tài sản đối với người tu hành
Trong giáo lý Phật giáo nói rằng tài sản đối với người tu hành gồm 2 loại tài sản chính đó là tài sản thuộc cơ sở tôn giáo; và tài sản thuộc sở hữu cá nhân. Bởi trong hoạt động tôn giáo; các cơ sở tôn giáo được phép tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng; cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước; ngoài nước theo quy định của pháp luật. Và đây cũng là một nguồn tài chính chủ yếu để các cơ sở tôn giáo hoạt động. Những khoản quyên góp; được hiến tặng này được coi là những tài sản thuộc sở hữu của cơ sở tôn giáo; và các nhà tu hành được phép hưởng dụng. Cụ thể tại Điều 28 và Điều 30 Nội quy ban tăng sự T.Ư khóa VIII quy định
Sư có được đứng tên sổ đỏ không?
Khái niệm sổ đỏ
Sổ đỏ hay còn được gọi tên chính xác theo quy định pháp luật là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở”.
Đây là chứng thư pháp lý có giá trị nhằm công nhận quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở của những người có quyền theo pháp luật quy định. Đồng thời; đất và nhà ở đều là những bất động sản; được pháp luật coi là loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Pháp luật về đất đai hiện nay quy định rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân; do nhà nước là đại diện chủ sở hữu và quản lý. Các tổ chức cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất khi được nhà nước giao; hoặc cho thuê theo quy định pháp luật. Vì vậy, quyền sử dụng đất cũng được coi như là một quyền tài sản; người đứng tên sở đỏ chính là người có những quyền của người sử dụng đất hợp pháp.
Như đã nêu, nhà sư, nhà tu hành hoàn toàn có quyền bình đẳng như bao công dân khác; được công nhận quyền sở hữu đối với những tài sản riêng và quyền sử dụng đối với đất đai được hình thành không từ những tài sản liên quan; hoặc thuộc về cơ sở tôn giáo. Bởi vậy, nhà sư được đứng tên sổ đỏ một cách hợp pháp.
Các trường hợp
Tới thời điểm nhà sư đã được Giáo hội tín nhiệm và được đề cử, bầu cử vào chức vụ trụ trì. Tức nhà sư lúc này trở thành là người đại diện theo pháp luật cho một cơ sở tôn giáo; theo quy định tại Điều 29 Nội quy ban tăng sự T.Ư khóa VIII (2017-2022) của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam rằng mọi tài sản được phát sinh và nhà sư trụ trì đứng tên sau thời điểm này đều là tài sản thuộc quyền định đoạt của cơ sở tôn giáo.
Nhưng vấn đề pháp lý của mảnh đất, căn nhà đó sẽ được chia làm 2 trường hợp như sau.
- Thứ nhất, nếu đất đai, nhà ở của sổ đỏ được xác lập trước thời điểm nhà sư xuất gia thì được coi là tài sản riêng của nhà sư; và khi hoàn tục nhà sư hoàn toàn có quyền đối với những loại tài sản này.
- Thứ hai, nếu trường hợp khi nhà sư đã trở thành trụ trì của một cơ sở tôn giáo; thì nhà sư trụ trì có thể thay mặt Tự viện đứng tên trong sổ đỏ đối với một; hoặc một số bất động sản. Nhưng đối với những bất động sản này được coi là thuộc Tự viện; chứ không phải thuộc tài sản riêng của nhà sư. Và khi nhà sư trụ trì có hoàn tục như sư Thích Thanh Toàn; thì không được công nhận quyền đối với bất động sản đó như tài sản riêng.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Sư có được đứng tên sổ đỏ?” của LSX.
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả!
Khuyến Nghị