Tạm hoãn hợp đồng lao động cần làm những công việc gì?

bởi TranQuynhTrang
Tạm hoãn hợp đồng lao động cần làm những công việc gì?

Thời gian vừa qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp; ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của người lao động. Trước thực tế đó, tại nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động; người lao động đã thỏa thuận tạm hoãn theo quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc tạm hoãn hợp đồng lao động? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Lao động năm 2019

Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì?

Tạm hoãn hợp đồng lao động là tạm thời ngừng việc thực hiện quyền; nghĩa vụ lao động đã cam kết trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc sự thỏa thuận của các bên. Theo đó; người lao động nên thông báo với người sử dụng lao động khi tạm hoãn hợp đồng lao động.

Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động?

Theo Điều 30 Luật Lao động 2019 có quy định về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng:

  •  Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
  •  Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
  •  Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
  •  Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
  •  Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty trách nhiệm do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  •  Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền; trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền; trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
  • Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

          Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật; người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng trong 1 tháng. Việc người lao động có thể được tạm hoãn thực hiện hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận hai bên.

Nghĩa vụ của các bên khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

       Việc giải quyết hậu quả của việc tạm hoãn được quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động năm 2019:

          “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác

            Quy định về tạm hoãn hợp đồng còn được hướng dẫn chi tiết tại Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng ; người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

+ Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết.

+ Trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi; bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác. Khi đó, thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. ( Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

Ngoài ra; phải trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động làm việc khi hết hạn tạm hoãn mà hai bên đã thỏa thuận.

Hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, làm thế nào để tiếp tục công việc?

Căn cứ quy định Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

Đối với người lao động:

  • Phải có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày;
  • Trường hợp không thể có mặt tại nơi làm việc đúng thời hạn; lúc này phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

Đối với người sử dụng lao động:

  • Phải có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày;

Trường hợp không thể có mặt tại nơi làm việc đúng thời hạn. Khi đó người lao động cần phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Tạm hoãn hợp đồng lao động không cần lý do theo quy định được không?

Nhân viên có quyền đề nghị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?

Doanh nghiệp chậm trả lương cho người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?

Theo quy định Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.

Trường hợp nào người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không cần báo trước?

Trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không cần báo trước được quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

Người lao động có trách nhiệm gì khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019: Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người sử dụng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm