Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp bảo hiểm xã hội?

bởi Luật Sư X
Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp bảo hiểm xã hội?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có những thời điểm doanh nghiệp cần tạm ngừng hoạt động kinh doanh vì nhiều lý do chủ quan, khách quan. Vậy Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp bảo hiểm xã hội không? Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ cung cấp cho bạn đọc về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Ai phải đóng bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động?

Theo quy định của pháp luật các trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp bất khả kháng và khách quan. Các bên không thể thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

  • Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong các trường hợp sau đây:
  • Khi các cá nhân, tổ chức được tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ; hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế; hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

Khi các cá nhân và tổ chức gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa. Dẫn đến việc không thể thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tạm dừng đóng đến khi hoạt động ổn định trở lại.

Như vậy, điều kiện doanh nghiệp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Khi doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh từ 01 tháng trở lên. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất thực hiện đóng bù cho thời gian tạm ngừng đóng. Để giải quyết chế độ lao động cho người lao động trong thời gian tạm ngừng đóng.

Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp bảo hiểm xã hội?

Khoản 1 Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Theo quy định khoản 1 Điều 88. Khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh dẫn đến người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp này sẽ tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất. Còn quỹ ốm đau, thai sản, và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì vẫn phải đóng.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp bảo hiểm xã hội? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ở đâu?

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc tạm ngưng kinh doanh là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên doanh nghiệp khi tạm dừng hoạt động kinh doanh thì cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký.

Thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh?

– Hồ sơ tạm ngưng kinh doanh đầy đủ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau đó Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc công ty đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
– Khi nhận được Giấy xác nhận về việc tạm ngưng kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ dừng mọi hoạt động kinh doanh từ thời gian được ghi trên thông báo.

Trường hợp nào doanh nghiệp bị yêu cầu tạm ngưng hoạt động kinh doanh?

– Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
– Tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm