Bảo hiểm xã hội là một hình thức bảo đảm, phòng ngừa rủi ro xảy ra với mỗi người trong cuộc sống. Hiện nay có hai hình thức bảo hiểm xã hội đó là tự nguyện và bắt buộc. Bảo hiểm xã hội bắt buộc rất phổ biến đối với người lao động. Vậy còn bảo hiểm tự nguyện thì sao? Có điều gì đặc biệt cần lưu ý không?
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau
Căn cứ:
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Nghị định 134/2015/NĐ-CP
- Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH
Nội dung tư vấn
1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện
Tất nhiên, với tên gọi là bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ mang tính chất “tự nguyện” của chủ thể tiến hành đóng bảo hiểm. cụ thể thì theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội thì sẽ có hai đối tượng chính như sau:
- Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc.
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH.
2. Phương thức đóng, thời điểm đóng BHXH tự nguyện
Phương thức đóng:
- Đóng hàng tháng
- Đóng 3 tháng một lần
- Đóng 6 tháng một lần
- Đóng 12 tháng một lần
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau, nhưng không quá 5 năm một lần
- Đóng một lần cho những năm còn thiều đối với người tham gia BHXH đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian tham gia, nhưng không quá 10 năm (120 tháng tham gia BHXH)
Thời điểm đóng:
- Trong tháng đối với phương thức đóng hàng tháng
- Trong 3 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng một lần
- Trong 4 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần
- Trong 7 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần
- Đối với phương thức đóng đóng 1 lần cho nhiều năm về sau và đóng 1 lần cho những năm còn thiếu thời điểm nộp tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập làm căn cứ đóng.
3. Mức đóng BHXH tự nguyện
Mức đóng BHXH tự nguyện được người tham gia tự lựa chọn căn cứ mức thu nhập tháng và phụ thuộc vào phương thức đóng:
- Đóng hàng tháng: Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập.
- Các phương thức khác: Mức đóng = 22% x số tháng tương ứng
Lưu ý: Mức đóng BHXH tự nguyện phải tuân theo các giới hạn sau:
- Thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định
- Cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
4. Hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện:
Để tham gia bảo hiểm xã hội thì đối tượng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ để tiến hành thực hiện thủ tục đối với các cơ quan bảo hiểm. Cụ thể thì hồ sơ BHXH tự nguyện sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo mẫu.
- Sổ BHXH (đối với người đã có sổ BHXH)
- Giấy xác nhận đã thu hồi sổ BHXH (đối với người đã hưởng trợ cấp BHXH 1 lần)
- Mẫu tờ khai đối với đơn vị đại diện (trường hợp đơn vị đại diện cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện)
5. Những quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng quyền lợi như nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
- Hưu trí:
-
- Hưởng lương hưu
- Hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
- Tử tuất:
- Hưởng tiền tuất 1 lần
- Hưởng tiền tuất hàng tháng
- Hưởng trợ cấp mai táng phí
- BHXH một lần: Nhận tiền BHXH một lần
6. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện
Từ ngày 01/01/2018 Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Cụ thể:
- 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
- 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
- 10% đối với các đối tượng khác.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay