Trải qua một quá trình phát triển, nhiều doanh nghiệp trong khu vực nhà nước cũng như trong khu vực dân doanh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, có quá trình tập trung và tích tụ vốn lâu dài; hoạt động mua lại; sáp nhập, hợp nhất diễn ra thường xuyên với sự hỗ trợ của thị trường chứng khoán. Trong đó có thể kể đến tiêu biểu là hoạt động của chi nhánh. Do vậy, việc đặt tên chi nhánh cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Vậy Tên chi nhánh có bắt buộc phải kèm theo tên doanh nghiệp không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Quy định về chi nhánh
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.
Pháp nhân có thể đặt chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của pháp nhân. Chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu chỉ nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân và theo đó, pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch do chỉ nhánh xác lập, thực hiện.
Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Về địa điểm được phép đặt chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.
Chi nhánh có giấy đăng ký kinh doanh không?
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp vì thế chi nhánh có đặc điểm sau:
- Chi nhánh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh đó.
- Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Thủ tục, quy trình thành lập chi nhánh công ty do Chính phủ quy định.
Như vậy, có thể thấy chi nhánh là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp. Chi nhánh được lập ra với mục đích mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế chi nhánh không cần giấy đăng ký kinh doanh.
Tên chi nhánh có bắt buộc phải kèm theo tên doanh nghiệp không?
Tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Như vậy, theo quy định trên thì tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo.
Có được đăng ký tên nước ngoài cho chi nhánh không?
Theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
3. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
4. Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Do đó, theo quy định trên thì ngoài tên đăng ký bằng tiếng Việt chi nhánh có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài.
Hồ sơ thành lập đăng ký kinh doanh chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh với công ty TNHH 1 thành viên gồm những giấy tờ sau:
- Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
- Quyết định thành lập chi nhánh của Chủ sở hữu công ty;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- 01 bản CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu sao y công chứng của người đứng đầu chi nhánh;
- Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (Chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp).
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên gồm những giấy tờ sau:
- Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
- Quyết định thành lập chi nhánh của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị;
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- 01 bản CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu sao y công chứng của người đứng đầu chi nhánh;
- Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (Chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp).
Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh
Cách đăng ký thành lập chi nhánh:
- Đăng ký trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư
- Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Trình tự thực hiện đối với cách nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư
- Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh theo quy định.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động.
- Bộ phận một của nhận hồ sơ thành lập chi nhánh và trả giấy biên nhận.
- Phòng Đăng ký doanh nghiệp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thành lập chi nhánh.
- Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau:
- Doanh nghiệp nhận Thông báo bổ sung hồ sơ;
- Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình trên.
- Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận:
- Phòng Đăng ký doanh nghiệp giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp;
- Phòng đăng ký doanh nghiệp nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tên chi nhánh có bắt buộc phải kèm theo tên doanh nghiệp không?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; đăng ký lại giấy khai sinh bị mất; mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Trích lục hồ sơ địa chính; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đổi sổ hồng mới theo quy định hiện hành năm 2022
- Chi nhánh có đương nhiên là đương sự tham gia tố tụng không?
- Quy trình làm lại giấy khai sinh nhanh chóng nhất hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp chứ không phải của hộ kinh doanh. Vì vậy, hộ kinh doanh không thể mở thêm chi nhánh để hoạt động. Nếu muốn mở thêm chi nhánh, hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp.
Khi chi nhánh phát sinh các thay đổi sau đây thì phải làm hồ sơ thay đổi:
Thay đổi tên chi nhánh (bao gồm tên tiếng việt, tên viết bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt);
Thay đổi địa chỉ chi nhánh (bao gồm cả thay đổi số điện thoại, email, website);
Thay đổi ngành nghề kinh doanh;
Thay đổi người đứng đầu chi nhánh (bao gồm cả thay đổi thông tin của người đứng đầu chi nhánh);
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh;
Thông báo bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh;
Bản sao giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh, nếu thay đổi người đứng đầu chi nhánh;
Giấy ủy quyền