Thả rông chó trong công viên sẽ bị phạt bao nhiêu?

bởi Hương Giang
Thả rông chó trong công viên sẽ bị phạt bao nhiêu

Chó là một trong những vật nuôi được nhiều người yêu thích và lựa chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, việc nuôi chó cần phải đảm bảo các biện pháp an toàn khi dẫn ra nơi công cộng để đảm bảo cho mọi người xung quanh. Vậy nếu Thả rông chó trong công viên sẽ bị phạt bao nhiêu? Chó thả rông cắn người, ai là người phải bồi thường? Thả rông chó có thể bị xử lý hình sự không? Sau đây Luật sư X sẽ làm rõ những khúc mắc này, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Nuôi chó cần phải có biện pháp bảo đảm an toàn

Theo Khoản 3 Điều 66 của Luật Chăn nuôi 2018 quy định, chủ nuôi chó cần phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, đồng thời chủ vật nuôi cùng phải giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.

Các biện pháp bảo đảm an toàn hiện nay bao gồm:

– Đeo rọ mõm cho chó.

– Xích giữ chó khi ra đường.

– Một số biện pháp khác.

Chó thả rông cắn người, ai là người phải bồi thường?

Theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015, khi súc vật gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu chính là người phải đứng ra bồi thường. Như vậy, khi chó cắn người đi đường thì chủ sở hữu là người phải đứng ra bồi thường.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp phải chịu trách nhiệm liên đới nếu:

– Chó bị người thứ ba chiếm hữu, sử dụng và cắn người trong thời gian này thì người thứ ba phải bồi thường. Nhưng nếu chủ sở hữu cũng có lỗi thì người này cũng phải liên đới bồi thường thiệt hại.

– Chó bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà cắn người, gây thiệt hại thì người đang chiếm hữu, sử dụng trái phép phải bồi thường.

Lưu ý: Nếu chó được thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu chó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Thả rông chó trong công viên sẽ bị phạt bao nhiêu
Thả rông chó trong công viên sẽ bị phạt bao nhiêu

Xác định mức bồi thường do chó thả rông gây ra

Khi chó thả rông cắn người khác thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường cho sức khỏe của người bị chó cắn. Theo đó, Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: 

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất; bị giảm sút của người bị thiệt hại; 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; 

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; 

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau, nếu không thể thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Ngoài ra, nếu chó cắn chết người thì chủ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội Vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 và đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thả rông chó trong công viên sẽ bị phạt bao nhiêu?

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/12/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Cụ thể, khoản 1 Điều 7 Nghị định này quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng đối với hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng. Trong khi trước đây, mức phạt quy định với hành vi này chỉ là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Như vậy, theo quy định mới, mức phạt với hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng đã tăng. Việc thả rông vật nuôi như chó, mèo… trong chung cư hay công viên có thể bị phạt đến 500.000 đồng.

Ngoài ra, mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 cũng được áp dụng với các vi phạm khác như:

– Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;

– Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư;

– Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi; đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Thả rông chó còn có thể bị xử lý hình sự?

Ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp vật nuôi thả rông tấn công, lây bệnh hoặc gây tai nạn cho người đi đường thì chủ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho nạn nhân. Cụ thể, vật nuôi gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác thì chủ phải bồi thường theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự tương đương với giá trị tài sản bị mất, bị hư hỏng và lợi ích gắn liền với việc sử dụng tài sản này.

Trong trường hợp gây tổn hại đến sức khỏe cho người khác thì chủ phải bồi thường các chi phí như cứu chữa, điều trị, tổn thất về tinh thần, thu nhập bị mất… cho nạn nhân theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự. Nếu dẫn đến chết người, chủ vật nuôi còn phải bồi thường thêm chi phí mai táng và cấp dưỡng cho bị hại theo khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự.

Nói rõ hơn về trường hợp có thể bị xử lý hình sự, luật sư Nguyễn Tiến Hiểu cho biết nếu vật nuôi gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương 31-60% thì người chủ sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm về tội Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 138 Bộ luật Hình sự; mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 3 năm tù.

Trường hợp vật nuôi làm chết người thì có thể áp dụng Điều 128 Bộ luật Hình sự, xử lý người chủ về tội Vô ý làm chết người; khung hình phạt lên đến 10 năm tù.

Để hạn chế việc vật nuôi thả rông lây bệnh hoặc gây tai nạn giao thông, người chủ cần có ý thức hơn trong việc quản lý vật nuôi, không chăn, thả trâu, bò, chó trên đường giao thông. Ngoài ra, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thả rông chó trong công viên sẽ bị phạt bao nhiêu“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy cam đoan đăng ký lại khai sinhthủ tục chuyển mục đích sử dụng đất,…. của luật sư X, hãy liên hệ hotline: 0833102102 hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Khi nào phải đeo rọ mõm cho chó?

Nếu như bạn có 1 chú chó và muốn dắt chúng ra ngoài đi dạo; tốt nhất là nên đeo rọ mõm. Đặc biệt là một số giống chó hung hăng dữ tợn có khả năng cắn người. Ví dụ như chó Becgie, Rottweiler, Pitbull…
Hoặc trong trường hợp chú chó bị rơi vào tình trạng sợ hãi như đi gặp bác sĩ thú y; gặp người lạ, chó lạ, tới nơi đông người… gây nên hành vi cắn bậy. Để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra; rọ mõm cho chó là một việc cần thiết.

Chủ vật nuôi có được đánh đập, hành hạ chó, mèo?

Luật Chăn nuôi 2018 quy định, mọi hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi; trong đó có chó, mèo, dù là ở cơ sở giết mổ; hay ở các hộ gia đình nhỏ lẻ cũng đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Nghị định 14/2021/NĐ-CP, hành vi đánh đập; hành hạ tàn nhẫn chó, mèo bị phạt tới 03 triệu đồng.

Chủ vật nuôi phải cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chó, mèo?

Luật Chăn nuôi 2018 quy định đối với người nuôi chó, mèo cũng như bất cứ vật nuôi nào khác; đều phải thực hiện cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh với vật nuôi; không được bỏ đói vật nuôi.
Ngoài ra, chủ vật nuôi đó cũng phải có không gian nuôi chó, mèo phù hợp; có biện pháp phòng bệnh và trị bệnh cho chó, mèo.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm