Giá tiền đền bù đất có những vai trò và ý nghĩa quan trọng. Được xác định để làm căn cứ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các cá nhân hay tổ chức có đất để phục vụ cho mục đích làm đường, Trình tự, thủ tục thu hồi sẽ tuân theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Vậy thẩm quyền phê duyệt giá đền bù đất làm đường thuộc về cơ quan nào? Quy định của pháp luật về vấn đề này ra sao? Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất làm đường
Theo điểm c khoản 2 Điều 62 Luật Đất đai 2013, thu hồi đất làm đường thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Do đó, những đối tượng nào bị thu hồi đất để làm đường sẽ được bồi thường theo phương thức: Bồi thường về đất hoặc bồi thường về tiền.
Trong đó, để được bồi thường về đất thì cá nhân, hộ gia đình cần đáp ứng các điều kiện:
– Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
– Có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa được cấp.
Việc bồi thường khi thu hồi đất làm đường được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:
– Người sử dụng đất được đền bù bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi, trường hợp không có đất để đền bù bồi thường thì việc bồi thường được tiến hành bằng việc chi trả bằng tiền cho người có đất bị thu hồi.
Tiền bồi thường được tính bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất bị thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quyết định. Đối với từng loại đất bị thu hồi, đất ở từng địa phương (vị trí) khác nhau, thời điểm quyết định thu hồi khác nhau thì giá bồi thường về đất cũng sẽ khác nhau.
– Việc bồi thường trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Các trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng
Tại Điều 62 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:
– Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
– Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:
+ Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia;
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;
– Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:
+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;
+ Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
+ Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
+ Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.
Thẩm quyền phê duyệt giá đền bù đất làm đường theo quy định?
Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:
…
c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
Theo đó, thu hồi đất để làm đường được xem là một trong những trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Do đó, người có đất bị thu hồi để làm đường sẽ được Nhà nước bồi thường.
Hiện nay, không có bất kỳ quy định nào đưa ra về giá cụ thể mà Nhà nước bồi thường cho người dân khi thu hồi đất để làm đường. Theo đó, việc xác định giá bồi thường đất làm được cho người dân sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Giá đất đền bù đất làm đường tính như thế nào?
Tại điểm đ khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Về giá đất cụ thể, phương pháp tính được thực hiện theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP như sau:
Phương pháp định giá đất
- Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.
Theo đó, tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường sẽ được xác định theo công thức sau:
Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) x giá đất trong bảng giá đất
Lưu ý: giá đất trong bảng giá đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thẩm quyền phê duyệt giá đền bù đất làm đường theo quy định?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn xin nghỉ việc dài hạn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Có những hình thức như sau:
– Một là đền bù bằng đất: Việc đền bù này được thực hiện bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi. Loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng một diện tích đất nông nghiệp tương đương.
– Hai là đền bù bằng tiền: Trường hợp không có đất để đền bù, người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
Đường cao tốc, đường vành đai là những dự án mở đường được chính phủ phê duyệt nhiều năm, nhưng vấn đề nan giải là công tác giải phóng mặt bằng khá phức tạp.
Theo quy định của nhà nước, khi thu hồi đất ở của người dân mà có đủ điều kiện được đền bù (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ thực hiện đền bù đất thổ cư làm đường theo chính sách và đơn giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79, Luật Đất đai 2013.
Phần đất không có đủ điều kiện đền bù sẽ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 77, Luật Đất Đai 2013. Đơn giá bồi thường tùy thuộc vào địa phương của người dân. Phần tài sản trên trên đất cũng sẽ được bồi thường theo quy định về bồi thường tài sản trên đất.