Thẩm quyền quản lý đất công của UBND cấp xã

bởi Hữu Duy
Thẩm quyền quản lý đất công của UBND cấp xã

Quản lý đất công là một trong nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước, đặc biển là UBND các cấp. UBND xã cũng được quy định những thẩm quyền riêng trong vấn đề này. Vậy thẩm quyền quản lý đất công của UBND cấp xã như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Thẩm quyền quản lý đất công của UBND cấp xã

Điều 59 Luật đất đai 2013 quy định về Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất của từng cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó Khoản 3 Điều 59 quy định về thẩm quyền của UBND như sau:

“3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn”.

Như vậy, đất công ích chính là đất UBND xã quản lý.

Trong phân loại đất đai theo quy định của pháp luật Việt Nam mới nhất thì đất được chia thành 3 loại đất chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (chưa xác định mục đích sử dụng). Hoàn toàn không có khái niệm về đất công ích.

Tuy nhiên Điều 59 (nói trên) và Điều 132 Luật đất đai 2013 lại nhắc đến loại đất này. Theo đó, Điều 132 quy định như sau:

Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.”

Như vậy, đất công ích xuất phát điểm chính là đất nông nghiệp, cụ thể là:

  • Đất trồng cây hàng năm;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất nuôi trồng thủy sản.

Đất công ích là đất được lấy từ quỹ đất nông nghiệp để phục vụ cho lợi ích công cộng của một cộng đồng nhất định.

Trách nhiệm của UBND xã trong quản lý đất đai

Trách nhiệm của UBND cấp xã nói chung

1/ Xác định nguồn gốc, tình trạng đất đai để làm các thủ tục hành chính về đất đai như cấp Giấy chứng nhận, chuyển quyền sử dụng đất hoặc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

2/ Đối với trách nhiệm quản lý đất công ích, UBND cấp xã có trách nhiệm trích lập quỹ đất công ích cấp xã để trình HĐND xét duyệt; quản lý và sử dụng quỹ đất công ích đúng với mục đích, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3/ Đối với đất chưa sử dụng, UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ quỹ đất chưa sử dụng trên địa bàn và đăng ký vào hồ sơ địa chính; đề xuất phương án sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển có diện tích chưa sử dụng để trình UBND cấp huyện duyệt.

4/ Rà soát hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trên địa bàn để xử lý những vấn đề liên quan; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định.

5/ Đối với việc quản lý hồ sơ địa chính, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn để thiết lập, quản lý hồ sơ địa chính; đồng thời sử dụng, bảo quản, khai thác thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính theo đúng quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã nói riêng

Điều 208 Luật đất đai 2013 quy định Trách nhiệm quản lý đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai như sau:

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.
  2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Trong trường hợp UBND cấp xã không làm tròn trách nhiệm được giao, thì cá nhân, tổ chức phát hiện có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền sau:

  • Nếu công chức địa chính xã, phường, thị trấn vi phạm > gửi kiến nghị đến Chủ tịch UBND cấp xã.
  • Nếu công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai cấp nào vi phạm > gửi kiến nghị đến thủ trưởng của cơ quan quản lý đất đai cấp đó.
  • Nếu thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai vi phạm > gửi kiến nghị đến Chủ tịch UBND cùng cấp.

Tóm lại, bên cạnh thẩm quyền thì UBND cấp xã còn phải có trách nhiệm đối với đất UBND xã quản lý. Mọi hoạt động thực hiện quyền hay trách nhiệm đều phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. UBND cấp xã có quyền xử lý đối với những vi phạm của cá nhân, tổ chức trong phạm vi đất đai mình quản lý. Nhưng ngược lại, tổ chức, cá nhân cũng có quyền kiện ngược lại UBND cấp xã nếu phát hiện cán bộ, công chức cấp xã không hoàn thành trách nhiệm được giao.

Thẩm quyền quản lý đất công của UBND cấp xã
Thẩm quyền quản lý đất công của UBND cấp xã

Thẩm quyền quản lý đất công của UBND cấp xã như thế nào?

Đối với đất công ích:

Khoản 2 Điều 7 Luật đất đai 2013 quy định về Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.

Khoản 2 Điều 8 Luật đất đai 2013 quy định về Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.”

Đối với đất bãi bồi ven sông, ven biển:

Thẩm quyền quản lý đất đai cấp xã đối với đất bãi bồi ven sông, ven biển được quy định tại Khoản 2 Điều 141 Luật đất đai 2013 như đã nói ở trên.

Đối với đất chưa sử dụng:

Thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp xã đối với đất chưa sử dụng được quy định tại Điều 164 Luật đất đai 2013 mà bài viết vừa đề cập ở trên.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh cấp đất đai là điều xảy ra thường xuyên giữa các gia đình hoặc trong cùng một gia đình. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan hệ đất đai.

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau hoặc hòa giải ở cơ sở.

Trong trường hợp hòa giải không thành thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để được hòa giải.

Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với UBMTTQ cấp xã, các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thời hạn thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thẩm quyền quản lý đất công của UBND cấp xã”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, giá đền bù tài sản trên đất, chuyển đổi tên sổ đỏ, mã số thuế cá nhân tra cứu, công chứng ủy quyền tại nhà, quy định tạm ngừng kinh doanh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định như thế nào về đất công do UBND sử dụng và quản lý?

Theo quy định tại khoản 2 điều 7 Luật đất đai 2013, UBND cấp xã được sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; được giao đất phi nông nghiệp để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở UBND, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.

Quy định về cơ quan quản lý đất đai như thế nào?

1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất nông nghiệp của xã như thế nào?

Theo quy định pháp luật trường hợp đất mà nằm trong quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì không được bồi thường về đất theo điểm d, khoản 1, Điều 76 của Luật Đất đai 2013 mà đối với loại đất này thì sẽ chỉ được bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại, chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí bao gồm có chi phí như: chi phí san lấp mặt bằng; cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh; Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất đã trúng thầu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm