Thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng thuộc về cơ quan nào?

bởi TranQuynhTrang
Thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng thuộc về cơ quan nào?

Xin chào Luật sư. Gia đình tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại khu vực Tiền Giang, tôi có thắc mắc trong quy định pháp luật về việc thu hồi rừng, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là gia đình tôi có một khu rừng và rừng này được xác định là rừng đặc dụng, nay gia đình tôi nhận được thông báo sẽ thu hồi diện tích đất rừng này. Tôi thắc mắc rằng thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng thuộc về cơ quan nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền thu hồi không? Và việc thu hồi đất rừng đặc dụng sẽ tiến hành theo các bước như thế nào? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Các trường hợp nhà nước thu hồi rừng

Sau khi được Nhà nước giao rừng hoặc cho thuê rừng thì chủ rừng phải thực hiện quản lý rừng bền vững; có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng. Trong một số trường hợp Nhà nước được thu hồi rừng đã được giao hoặc cho thuê.

Giao rừng:

– Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:

a) Ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia;

b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia;

c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao;

d) Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;

đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.

– Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:

a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

b) Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó;

c) Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

d) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó.

– Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:

a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;

b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.

Cho thuê rừng:

Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;

d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;

đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;

e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;

Thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng thuộc về cơ quan nào?
Thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng thuộc về cơ quan nào?

g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.

Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.

Thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng thuộc về cơ quan nào?

Đất rừng đặc dụng là loại đất đặc biệt, theo Điều 137 Luật Đất đai, người sử dụng đất rừng đặc dụng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng loại đất này theo một trong những hình thức sau đây:

  • Được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại những khu vực chưa có tổ chức quản lý rừng (được cấp sổ hồng);
  • Được giao khoán đất rừng phòng hộ nếu tại khu vực sử dụng đất đã có tổ chức quản lý rừng phòng hộ theo quy định (không được cấp sổ hồng, chỉ được ký hợp đồng giao khoán);

Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất rừng phòng hộ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.

Cụ thể việc phân định thẩm quyền thu hồi đất như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 

  • Thu hồi đất rừng phòng hộ nếu các đối tượng bị thu hồi thuộc thẩm quyền thu hồi của cả hai cấp Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;
  • Người sử dụng đất (người được cấp sổ hồng/sổ đỏ) là tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Thu hồi đất của người sử dụng là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;

Ủy ban nhân dân cấp huyện:

  • Thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
  • Thu hồi đất do cộng đồng dân cư sử dụng;
  • Các trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền;

Như vậy theo quy định trên có thể thấy, thông thường, cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có thể là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng nếu như hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất giao khoán từ tổ chức quản lý rừng hoặc có đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi đất của cả hai cấp;

Thủ tục thu hồi đất rừng đặc dụng năm 2023 như thế nào?

Thực tế, thường có 2 trường hợp Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất rừng đặc dụng gồm:

  • Thu hồi đất để thực hiện mục đích quốc phòng, an ninh/hoặc để phát triển kinh tế, vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Hoặc thu hồi đất vì vi phạm pháp luật đất đai;

Trình tự thu hồi của hai trường hợp này được chúng tôi trình bày chi tiết như dưới đây:

Thứ nhất, thủ tục Nhà nước thu hồi đất rừng đặc dụng vì mục đích quốc phòng an ninh, hoặc để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng được thực hiện theo trình tự tại Điều 69 Luật Đất đai 2013.

Cụ thể, việc thu hồi được tiến hành thông qua các bước:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Bước 2: Tiến hành kiểm đếm/đo đạc đất, tài sản gắn liền với đất bị thu hồi

Bước 3: Lập và hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Bước 4: Quyết định thu hồi và phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư

Bước 5: Thực hiện thu hồi đất và bồi thường theo phương án đã được phê duyệt

Thứ hai, trong trường hợp việc thu hồi đất rừng đặc dụng vì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai được thực hiện theo Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính/hoặc biên bản xác định hành vi vi phạm 

  • Người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất (nếu đã hết thời hiệu xử phạt);
  • Nếu hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng đất rừng phòng hộ không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì lập biên bản xác định hành vi vi phạm và phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất làm chứng;
  • Cơ quan tài nguyên và môi trường tiến hành kiểm tra, xác định vi phạm;
  • Cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra lập biên bản và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo việc thu hồi đất;

Bước 2: Cơ quan Tài nguyên và môi trường thẩm tra, xác minh trên thực địa (nếu cần) và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện các công việc

  • Thông báo về việc thu hồi đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất rừng đặc dụng;
  • Chỉ đạo việc xử lý tài sản gắn liền với đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có);
  • Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;

Bước 4: Cơ quan Tài nguyên và Môi trường tiến hành công việc chuyên môn

  • Tổ chức chỉ đạo cơ quan chuyên môn của mình tiến hành cập nhật, chỉnh lý thông tin về đất đai trong cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;
  • Thực hiện thu hồi giấy chứng nhận/hoặc thông báo sổ hồng không còn giá trị pháp lý nếu người sử dụng không chấp hành việc thu hồi sổ hồng;

Như vậy, trình tự thu hồi đất rừng đặc dụng trong hai trường hợp thường gặp: Vì lý do an ninh quốc phòng hoặc để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng/hoặc vì lý do vi phạm pháp luật đất đai được chúng tôi trình bày ở trên.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền thu hồi đất rừng đặc dụng thuộc về cơ quan nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Nguyên tắc thành lập khu rừng đặc dụng là gì?

Nguyên tắc thành lập khu rừng đặc dụng
a) Có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
b) Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

Tiêu chí rừng đặc dụng của vườn quốc gia như thế nào?

Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
c) Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý rừng đặc dụng như thế nào?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng ở địa phương.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm