Thay đổi giấy tờ sau khi đổi tên khai sinh – quy định năm 2022

bởi Luật Sư X
Thay đổi giấy tờ sau khi đổi tên khai sinh

Bên cạnh các vấn đề về xác nhận tình trạng độc thân, trích lục giấy khai sinh. Thì vấn đề thay đổi giấy tờ sau khi đổi tên khai sinh cũng được nhiều người quan tâm. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tì, hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Luật hộ tịch 2014;
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
  • Thông tư 04/2020/TT-BTP.

Nội dung tư vấn

Thay đổi tên khai sinh không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ

Nhiều khách hàng có quan điểm sai lầm về việc thay đổi tên sẽ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích và trở thành con người mới hoàn toàn.

Ví dụ: Đổi tên để đổi danh tính khi trước đó bị trục xuất về nước và muốn đi xuất khẩu lao động lại. Đổi tên để xóa án tích mà mình đã gây ra … Trên thực tế, Bộ luật dân sự quy định rất rõ ràng như sau:

Quyền thay đổi tên

Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Như vậy, về cơ bản khi thực hiện xong thủ tục thay đổi tên khai sinh thì cá nhân sẽ được giữ mọi quyền và lợi ích hợp pháp của mình như giấy tờ về tài sản, hôn nhân, hợp đồng giao dịch … và để trọn vẹn nhất thì cá nhân cần thực hiện những thủ tục để thay đổi giấy tờ này.

Tham khảo bài viết: Dịch vụ đổi tên khai sinh

Thủ tục thay đổi giấy tờ sau khi đổi tên khai sinh

Việc đổi giấy tờ sau khi đổi tên khai sinh rất quan trọng vì nói ảnh hưởng đến tính chính danh và hạn chế tranh chấp không đáng có trong tương lai.

Tuy nhiên việc thay đổi giấy tờ hành chính cần được sắp xếp và hoàn thành trong một lộ trình rõ ràng thay vì hấp tấp và nhanh chóng thay đổi bằng được vì lẽ pháp luật vẫn công nhận những thông tin chủ sở hữu với tên cũ, việc đính chính bằng việc xuất trình kết quả của thủ tục đổi tên khai sinh “trích lục thay đổi hộ tịch”.

Theo khảo sát khi cung cấp dịch vụ đổi tên khai sinh thì Luật sư X nhận thấy rằng những khách hàng của mình thường sẽ mất thời gian thay đổi toàn bộ giấy tờ trong khoảng từ 1 – 3 tháng sau khi việc đổi tên hoàn tất.

Những giấy tờ khách hàng bắt buộc phải tự mình thực hiện thay đổi

Những giấy tờ khách hàng bắt buộc phải tự mình thực hiện thay đổi, gồm:

  • Chứng minh nhân dân: từ 1 – 3 ngày
  • Căn cước công dân: từ 1 – 3 ngày
  • Hộ chiếu: từ 10 – 15 ngày
  • Visa: từ 10 – 15 ngày
  • Sổ hộ khẩu: từ 1 – 3 ngày;
  • Giấy phép lái xe: từ 10 – 30 ngày

Những giấy tờ khách hàng có thể ủy quyền luật sư thực hiện

Những giấy tờ khách hàng có thể ủy quyền luật sư thực hiện, bao gồm:

  • Bằng cấp, chứng chỉ: Bao gồm bằng cấp 1, 2, 3, đại học, cao học và các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: khoảng 2 tháng.
  • Cải chính đăng ký kết hôn: Từ 1 – 5 ngày
  • Cải chính khai sinh của con: từ 1 – 5 ngày

Như đã đề cập phía trên thì khi thực hiện thay đổi giấy tờ tùy thân khớp với tên đã được thay thế thì cần một lộ trình và kế hoạch rõ ràng. Thông thường sẽ thực hiện thay đổi những giấy tờ gắn liên nhân thân và giao dịch trước tiên như: Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, hộ khẩu.

Trong trường hợp chúng ta cần đi nước ngoài hoặc du lịch thì cần đổi visa và hộ chiếu. Sau đó là cần cải chính những giấy tờ về đăng ký kết hôn, khai sinh của con. Cuối cùng là lên kế hoạch để thay đổi bằng cấp, giấy phép lái xe … vì những giấy tờ này không quá quan trọng vấn đề về tên khi giao dịch nhưng lại mất rất nhiều thời gian thực hiện.

Câu hỏi thương gặp:

Trích lục khai sinh mất bao lâu?

Trong trường hợp thông thường theo quy định pháp luật, thời gian giải quyết là 3 ngày làm việc. Tuy nhiên với kho dữ liệu hiện nay tại kho dữ liệu quốc gia thì đăng ký khai sinh càng lâu việc trích lục càng khó khăn vì giai đoạn trước kia lưu trữ hồ sơ dạng giấy và chưa thực sự số hóa.

Đổi tên vì lý do không thích tên trong giấy tờ khai sinh có được không?

Với lí do không thích tên trong giấy tờ của bạn thì bạn không được phép thay đổi tên. Bạn cần phải đảm bảo về nội dung lý do thay đổi cho phù hợp với quy định tại điều 27 Bộ luât dân sự 2015 của pháp luật (ví dụ như thay đổi vì việc sử dụng tên, họ đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền lợi ích hợp pháp của người có họ tên muốn thay đổi).

Giấy khai sinh và Trích lục khai sinh dùng để xác định những gì ?

Xuất phát từ các nội dung đăng ký khai sinh này, Giấy khai sinh, Trích lục khai sinh sẽ có giá trị dùng để xác định:
1. Hộ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con của một con người (anh chị, em ruột);
2. Xác định người thừa kế (theo luật; xác định người hưởng thừa kế không phải theo di chúc);
3. Người đại diện; người giám hộ (đương nhiên);
4. Năng lực hành vi dân sự (yếu tố độ tuổi)

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thay đổi giấy tờ sau khi đổi tên khai sinh. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0936128102.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm