Xin chào Luật sư, tôi sắp tới có ý định muốn thế chấp một mảnh đất vừa được thừa kế. Tuy nhiên, vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất vẫn còn xa lạ với tôi. Những vấn đề như điều kiện, thủ tục, trình tự thế chấp tôi có xem qua và tham khảo mọi người từng thế chấp, nhưng có nhiều ý kiến trái nhau. Mong Luật sư giải đáp vấn đề này theo quy định cụ thể của pháp luật cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Hi vọng bài viết sau sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?
Thế chấp quyền sử dụng đất được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên đi vay (bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay (bên nhận thế chấp).
Đối tượng có quyền thế chấp đất
Theo Luật Đất đai sửa đổi 2013, các đối tượng được phép thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm:
- Các công dân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế được Nhà nước bàn giao đất hoặc cho thuê đất.
- Công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hàng năm.
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam, được Nhà nước cho thuê đất thu tiền hàng năm.
- Công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất áp dụng hình thức thu tiền một lần cho cả thời gian thuê.
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất một cách hợp pháp; khu đất được chuyển nhượng thuộc khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc đặc khu kinh tế.
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài thuê lại đất thuộc khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc đặc khu kinh tế.
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bất động sản kèm quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Lưu ý: các công dân này cần thuộc nhóm đối tượng được quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành.
Điều kiện để thế chấp quyền sử dụng đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất;
Người sử dụng đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trừ trường hợp tại khoản 1 Điều 168 và Khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013:
Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Do vậy đối với trường hợp này họ không thể thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất.
Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT và Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai thì hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định mới nhất gồm có:
Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính) theo mẫu số 01/ĐKTC
Hợp đồng thế chấp tài sản (cụ thể là quyền sử dụng đất) có công chứng hoặc chứng thực
Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp người thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là người được ủy quyền thì có thêm Văn bản ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền thực hiện quyền sử dụng đất (nộp 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu)
Trường hợp người sử dụng đất vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm thì cần có một trong các giấy tờ sau để chứng minh:
- Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản xác nhận (có chữ ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực)
Trình tự thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất
Nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:
– Văn phòng đăng ký đất đai;
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa đối với các địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ.
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.
Trả kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời hạn giải quyết hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất
Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Xóa thế chấp quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Luật đất đai 2013
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo Nghị định 102/2017/NĐ-CP
- Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm
- Thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang thế chấp để bảo đảm cho một khoản vay.
Thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
Bước 1: Thực hiện giải chấp – thanh toán nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để bảo đảm tài sản vay
Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ (đã thanh lý hợp đồng vay)
Bước 2: Thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Đối với thủ tục giải chấp tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất còn bắt buộc phải thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai để Văn phòng đăng ký đất đai ghi nhận trên sổ đỏ
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục xóa đăng ký thế chấp (giải chấp) quyền sử dụng nhà đất
- Thủ tục vay vốn ngân hàng thế chấp sổ hồng như thế nào?
- Đất ở bao nhiêu năm thì được cấp sổ đỏ theo quy định mới
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thế chấp quyền sử dụng đất” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục tố cáo bạo hành. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
– Có Giấy chứng nhận.
– Đất không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Trong thời hạn sử dụng đất.
– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
– Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Thế chấp quyền sử dụng đất là một quyền cơ bản của người sử dụng đất được Luật đất đai quy định. Theo đó, loại đất được thế chấp bao gồm:
– Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
– Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
– Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê;
– Đất được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
– Đất được nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.