Thế nào là đường giao nhau theo luật giao thông 2023?

bởi Trà Ly
Thế nào là đường giao nhau theo luật giao thông 2023?

Khi tham gai giao thông ta phải đi qua rất nhiều con đường giao nhau. Để an toàn trật tự giao thông và tránh gây ùn tắc giao thông thì khi đến đương giao nhau các phương tiện cần tuân thủ đúng quy định về tóc độ và nhường đường. Vậy, thế nào là đường giao nhau theo luật giao thông hiện hành? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của LSX để hiểu rõ hơn về đừng giao nhau nhé.

Thế nào là đường giao nhau?

Có thể hiểu một cách đơn giản thì đường giao nhau là nơi mà hai hoặc nhiều con đường giao nhau. Tuy nhiên để hiểu và thực hiện theo đúng quy định pháp luật giao thông về đường giao nhau thì ta cần hiểu đường giao nhau là gì theo quy định pháp luật. Để hiểu rõ hơn về đường giao nhau, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì nơi đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

Căn cứ Điểm 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ thì nơi đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường giao nhau hoặc giao nhau với đường sắt trên cùng một mặt phẳng; nơi đường giao nhau không phải là nơi các đường bộ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận trừ khi được cấp có thẩm quyền quy định là nơi đường giao nhau.

Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau

Để tránh xảy ra va chạm giao thông hay ùn tắc giao thông tại nơi đường giao nhau thì các phương tiện giao thông cần tuân thủ quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau. Để tham gia giao thông một cách văn minh và đúng luật, hãy nắm rõ quy tắc nhường đường tại nới giao nhau dưới đây nhé.

Tại Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

– Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

– Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

– Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Trong đó:

Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yêu trong khu vực, có thể hiểu nôm na là những đường to, phục vụ nhu cầu giao thông của khu vực.

Đường nhánh là đường nối vào đường chính.

Khi tham gia giao thông tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên, hoặc giữa đường nhánh và đường chính, xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Thế nào là đường giao nhau theo luật giao thông 2023?

Mức phạt đối với hành vi không tuân thủ quy định tại nơi đường giao nhau

Để giúp việc lưu thông trên các đoạn đường giao nhau được nghiêm túc thì cơ quan chức năng quy định xử phạt đối với những hành vi không tuân thủ quy định tại nơi đường giao nhau. Vậy, mức phạt đối với hành vi không tuân thủ quy định tại nơi đường giao nhau nhưu thế nào? Hãy cùng chúng tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Đối với ô tô

Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

– Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

– Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện các hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (theo điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đối với xe mô tô, gắn máy

Tại điểm h khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm e khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

– Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

– Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện các hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (theo điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thế nào là đường giao nhau theo luật giao thông 2023?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới điều kiện hoãn nghĩa vụ quân sự. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Những xe được quyền ưu tiên đi trước khi qua đường giao nhau

Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
– Đoàn xe tang.

Người lái xe có được dừng đỗ xe tại nơi đường giao nhau không?

Người lái xe có được dừng đỗ xe tại nơi đường giao nhau không thì theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
Theo quy định trên, người lái xe không được dừng xe đỗ xe tại nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm