Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc thẻ tạm trú được cấp cho những đối tượng nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay bên cạnh sổ hộ khẩu, sổ tạm trú ghi nhận sự lưu trú của công dân trên lãnh thổ Việt Nam, thì tại Việt Nam còn có một loại thẻ xác minh tạm trú khác mang tên là thẻ tạm trú. Đây là một loại thẻ ghi nhận sự tạm trú tại Việt Nam dành cho một số đối tượng nhất định. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì thẻ tạm trú được cấp cho những đối tượng nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc thẻ tạm trú được cấp cho những đối tượng nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sđ bs 2019
- Thông tư số 04/2015/TT-BCA
- Thông tư số 31/2015/TT-BCA
- Thông tư số 25/2021/TT-BTC
- Thông tư 53/2016/TT-BCA
Thẻ tạm trú là gì?
Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sđ bs 2019 quy định về thẻ tạm trú như sau:
– Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Thẻ tạm trú được cấp cho những đối tượng nào?
Theo quy định tại Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sđ bs 2019 quy định về các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú như sau:
– Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú bao gồm:
- Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;
- Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin cấp thẻ tạm trú mới năm 2023
Theo quy định tại Điều 37 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sđ bs 2019 và Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định về thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam như sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú bao gồm:
- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh (Na08);
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh (Na06);
- Hộ chiếu (bản chính và bản công chứng chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật này.
- Giấy xác nhận tạm trú tại địa phương + Na17;
- Giấy phép kinh doanh đã công chứng chứng thực (nếu có);
- Giấy giới thiệu;
- Giấy phép kinh doanh bản gốc (nếu có);
- Giấy phép lao động (nếu có)
Thủ tục cấp thẻ tạm trú mới năm 2023
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định về thủ tục cấp thẻ tạm trú mới năm 2023 như sau:
- Người nước ngoài thuộc diện được cấp thẻ tạm trú theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân đã mời, bảo lãnh trực tiếp làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.
- Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật. Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú nêu tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm:
- Mẫu NA6 và NA8 sử dụng cho cơ quan, tổ chức;
- Mẫu NA7 và NA8 sử dụng cho cá nhân.
Thời gian giải quyết hồ sơ cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định về thời gian giải quyết hồ sơ cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam như sau:
– Giải quyết cấp thẻ tạm trú: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét cấp thẻ tạm trú.
– Thời hạn của thẻ tạm trú được cấp phù hợp với mục đích nhập cảnh và đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
Phí làm thẻ tạm trú tại Việt Nam mới năm 2023
Theo quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định về lệ phí làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam như sau:
5 | Cấp thẻ tạm trú: | |
a | Có thời hạn không quá 02 năm | 145 USD/thẻ |
b | Có thời hạn từ trên 02 năm đến 05 năm | 155 USD/thẻ |
c | Có thời hạn từ trên 05 năm đến 10 năm | 165 USD/thẻ |
Thời hạn thẻ tạm trú tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 38 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sđ bs 2019 quy định về thời hạn thẻ tạm trú như sau:
– Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
– Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.
– Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm.
– Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.
– Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.
– Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.
Quy định về gia hạn tạm trú tại Việt Nam như thế nào?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sđ bs 2019 quy định về gia hạn tạm trú như sau:
– Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này, tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thẻ tạm trú được cấp cho những đối tượng nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn về giải thể công ty Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
– Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
– Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật.
Người nước ngoài nhập cảnh không có thẻ thường trú, thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì được cấp chứng nhận tạm trú tại, cửa khẩu với thời hạn như sau:
– Thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực; trường hợp thị thực có ký hiệu DL thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày và được xem xét gia hạn tạm trú theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
– Đối với người được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thời hạn tạm trú cấp theo quy định của điều ước quốc tế, nếu điều ước quốc tế không quy định thời hạn tạm trú thì cấp tạm trú 30 ngày;
– Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì cấp tạm trú 15 ngày, nếu vào đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt hoặc khu kinh tế ven biển quy định tại khoản 3a Điều 12 của Luật này thì cấp tạm trú theo quy định tại điểm d khoản này;
– Đối với người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này vào khu kinh tế cửa khẩu thì cấp tạm trú 15 ngày, vào đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt hoặc khu kinh tế ven biển quy định tại khoản 3a Điều 12 của Luật này thì cấp tạm trú 30 ngày.