Sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không theo quy định?

bởi Thanh Loan
Theo quy định sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không?

Thế chấp sổ đỏ là việc dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm nghĩa vụ. Sổ đỏ là tên gọi chung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Vậy để biết chính xác những sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không theo quy định, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Quy định về thế chấp sổ đỏ

Thế nào là thế chấp sổ đỏ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Vậy theo định nghĩa trên thì thế chấp sổ đỏ hay còn gọi là thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao đất cho bên nhận thế chấp. Trong trường hợp này, bên thế chấp sẽ giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho bên thế chấp.

Điều kiện để thế chấp sổ đỏ

Điều kiện để thế chấp sổ đỏ được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 188 Luật đất đai 2013, theo đó người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Các trường hợp không được thế chấp sổ đỏ

Không đủ điều kiện thế chấp

Người sử dụng đất không được thế chấp sổ đỏ nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 như sau:

  • Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai;
  • Đất đang có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Hết thời hạn sử dụng đất.

Quản lý di sản là quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự 2015 cơ quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản thì người quản lý di sản có nghĩa vụ bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.

Do vậy, nếu di sản là quyền sử dụng đất đang được quản lý bởi người quản lý di sản thì người quản lý di sản đó không được thế chấp quyền sử dụng đất cho người khác nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.

Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163/2006/NĐ-CP có quy định tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.

Trong đó, tài sản hình thành trong tương lai gồm:

  • Tài sản được hình thành từ vốn vay;
  • Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
  • Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
  • Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.

Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai không phải là tài sản bảo đảm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai không được sử dụng để thế chấp.

Theo quy định sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không?
Theo quy định sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không?

Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 181 Luật Đất đai năm 2013: Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Theo quy định trên, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất thuộc đối tượng không được thế chấp quyền sử đất cho dù họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thế chấp sổ đỏ.

Đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng

Theo quy định tại khoản 4 Điều 156 Luật đất đai 2013, tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Như vậy, tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay không được thế chấp quyền sử dụng đất.

Theo quy định sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không theo quy định?

Căn cứ điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai; cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự; luật khác liên quan; không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư; xây dựng; thuê; thuê khoán; dịch vụ; giao dịch khác.
  • Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự; luật khác liên quan.

Như vậy, theo quy định mới nhất của pháp luật các cá nhân khi cho vay tiền có thể nhận thế chấp bằng sổ đỏ. Việc quy hợp đồng, lãi suất phải tuân thủ các quy định của luật dân sự và các bộ luật khác có liên quan. Các hợp đồng nhận thế chấp sổ đỏ cần được được đăng ký để đảm bảo quyền lợi khi nhận thế chấp.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không theo quy định?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh;giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cấp phép bay flycam, tra số mã số thuế cá nhân, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, tra cứu thông tin quy hoạch, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ tách sổ đỏ đồng sở hữu gồm những gì?

Hồ sơ tách sổ đỏ đồng sở hữu bao gồm những giấy tờ như sau:
Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu 09/ĐK;
Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp;
Hợp đồng hoặc văn bản đã thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất.

Thời gian tách sổ đỏ của đất đồng sở hữu bao lâu?

Thời gian tách sổ đỏ của đất đồng sở hữu được quy định như sau:
Không quá 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Không quá 20 ngày đối với các xã miền núi; hải đảo; vùng sâu vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; đặc biệt khó khăn.
Thời gian thực hiện tách sổ đỏ với đất đồng sở hữu không bao gồm thời gian các ngày nghỉ; ngày lễ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính; việc sử dụng đất có vi phạm pháp luật hay cần trưng cầu giám định thì thời gian thực tế có thể kéo dài lâu hơn.

Thủ tục tách sổ đỏ đồng sở hữu?

Bước 1: Nộp hồ sơ
Người nhận quyền sử dụng đất có thể nộp hồ sơ tại những cơ quan sau:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận/huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có đất (nếu có nhu cầu). Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện đối với nơi chưa thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu theo trình tự pháp luật
Bước 4: Trả kết quả
Kết quả được trả cho người sử dụng đất trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm