“Xin chào luật sư. Vợ chồng chúng tôi có thỏa thuận với nhau về chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn. Thỏa thuận này được chúng tôi lập thành văn bản và đã thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng. Tuy nhiên, tôi băn khoăn không biết trường hợp nào thì thỏa thuận về tài sản của vợ chồng bị vô hiệu? Vợ chồng chúng tôi có được sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản đã ký hay không? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định về thỏa thuận về tài sản của vợ chồng
Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng. Cụ thể như sau:
“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”
Theo đó, quy định nêu trên chỉ rõ trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản không?
Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Cụ thể như sau:
- Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.
- Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
Bên cạnh đó, tại Điều 17 Nghị định 126/2014/NĐ-CP cũng quy định về vấn đề này như sau:
- Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.
- Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối chiếu quy định nêu trên có thể thấy, vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. Pháp luật cũng quy định thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản được công chứng hoặc chứng thực. Việc thực hiện sửa đổi, bổ sung nội dung của thoả thuận đã lập và thoả thuận sửa đổi, bổ sung phải được công chứng hoặc chứng thực theo các quy định nêu trên.
Trường hợp nào thì thỏa thuận về tài sản của vợ chồng bị vô hiệu?
Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về những trường hợp thỏa thuận về tài sản của vợ chồng bị vô hiệu. Cụ thể như sau:
– Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
- Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
- Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
– Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.
Như vậy khi thỏa thuận về tài sản của vợ chồng thuộc các trường hợp nêu trên thì thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu.
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu làm thế nào?
Khi thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu sẽ có hậu quả pháp lý theo hướng dẫn cụ thể tại khoản 1, Điều 6, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.
– Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
Như vậy, trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu sẽ được giải quyết theo quy định nêu trên.
Có thể bạn quan tâm
- Xác định tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân
- Tài sản của vợ chồng khi ly hôn được phân chia như thế nào?
- Có được sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận về tài sản của vợ chồng?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu làm thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Như vậy, theo quy định hiện nay thì sẽ có 02 hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương).
Căn cứ vào Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
– Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Như vậy, việc thỏa thuận ly hôn bằng miệng không làm chấm dứt tình trạng hôn nhân. Do đó, việc chia tài sản chung khi ly hôn phải lập thành văn bản và được công chứng.
Khoản nợ được chồng vay trong thời kỳ hôn nhân. Nghĩa vụ trả nợ được xem là một trong các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng. Nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, không phải bất cứ khoản nợ nào được hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều được xem là nợ chung của hai vợ chồng.