Mua bán hàng hoá là một trong những hoạt động phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Khi thực hiện việc mua bán tài sản là thời điểm bạn sẽ tiến hành quyền sở hữu tài sản từ người này sang cho người khác. Tuy nhiên trong mua bán thương mại thì không chỉ có trường hợp mua bán hàng hoá mà có các trường hợp chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá khác nhau. Vậy câu hỏi đặt ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa là khi nào?
Để có thể giải đáp được câu hỏi thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa là khi nào? LSX mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa là khi nào?
Trong thương mại khi bạn chuyển giao hàng hoá đó cho người có nhu cầu thì đồng nghĩa với việc bạn đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho họ. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp đặc biệt việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá sẽ không thông qua việc chuyển giao hàng hoá cho nhau mà sẽ phụ thuộc vào điều mà những người có trong hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hoá thoả thuận với nhau. Chính vì thế mà mỗi trường hợp mua bán, trao đổi hàng hoá khác nhau thì thời điểm chuyển giao sở hữu hàng hoá cũng sẽ có sự khác nhau.
Theo quy định tại Điều 188 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự như sau:
“1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.”
Theo quy định tại Điều 62 Luật Thương mại 2005 quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá như sau:
“Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.”
Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa trong các trường hợp nào?
Hiện nay theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam không có quy định cụ thể có bao nhiêu trường hợp sẽ tiến hành chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá. Chính vì thế nếu bạn muốn biết về các trường hợp tiến hành chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá thì bạn phải tham khảo các quy định về việc tiến hành chuyển giao quyền sở hữu thông qua hình thức tài sản. Các hình thức tiến hành chuyển giao quyền sở hữu tài sản tại Việt Nam hiện nay được quy định như sau:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp chuyển giao quyền sở hữu như sau:
- Mua bán tài sản: Bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
- Bán tài sản cầm cố thế chấp: Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.
- Toà án xác định: Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
- Mua quyền tài sản: Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
- Trao đổi tài sản: Bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
- Tặng cho tài sản: Bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu
Những rủi ro có thể gặp phải khi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
Giao dịch hàng hoá sẽ có những rũi ro nhất định, chính vì thế mà người mua và người bán cần phải biết được trước các rủi ro về mặt con người để có thể đề ra các phương án xử lý thích hợp. Các rủi ro thường xảy ra nhiều nhất đối với việc giao dịch hàng hoá có thể kể đến như giao lộn hàng hoá, giao lộn địa chỉ giao hàng, không có địa điểm giao hàng cụ thể, giao hàng phải thông qua một đơn vị vận chuyển thứ ba.
Theo quy định tại Điều 57 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định như sau:
“Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.”
Theo quy định tại Điều 58 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định như sau:
“Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.”
Theo quy định tại Điều 59 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển như sau:
“Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.”
Theo quy định tại Điều 60 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển như sau:
“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.”
Theo quy định tại Điều 61 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong các trường hợp khác như sau:
“Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.”
Mời bạn xem thêm
- Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở
- Việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả có được cho phép không?
- Có phải chuyển quyền sử dụng đất khi góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa là khi nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo chi phí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu.
Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản tại Việt Nam chính là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.