Thời điểm mở thừa kế là khi nào theo quy định?

bởi Minh Hoàng
Thời điểm mở thừa kế là khi nào

Thừa kế luôn là vấn đề được quan tâm và bàn tán sôi nổi của dư luận bởi tính chất phức tạp của nó. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra khi nhắc đến vấn đề thừa kế như thời điểm mở thừa kế là khi nào? Quy định về luật thừa kế ra sao? Xử lý những tranh chấp về chia thừa kế như thế nào? Hãy cùng luật sư X đi vào bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thời điểm mở thừa kế là khi nào?

Trước hết, chúng ta có thể hiểu rằng thời điểm thừa kế là thời điểm bắt đầu phát sinh quan hệ thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác định khi người có tài sản chết hoặc thời điểm mà Toà án tuyên bố người có tài sản đã chết.

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm xác định được di sản thừa kế của người chết để lại, và cũng là thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế được tính từ thời điểm mở thừa kế là 10 năm.

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm nào?

Trước khi tìm hiểu về thời điểm thừa kế thì ta hãy xem qua quy định của pháp luật để biết được những đối tượng nào có quyền thừa kế. Theo quy định Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì người được thừa kế là :

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, vị trí của những người được thừa kế được xếp théo thứ tự. Từ hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; đến hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cũng theo pháp luật quy định thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo khoản 2 điều 71 Bộ luật dân sự 2015.

Địa điểm mở thừa kế được quy định theo khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 là:

“Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản”.

Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).

Bộ luật dân sự quy định địa điểm mở thừa kế, vì ở nơi đó thường phải tiến hành những công việc như: kiểm kê ngay tài sản của người đã chết (trong trường họp cần thiết); xác định những ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật; người từ chối nhận di sản… Ngoài ra, nếu có người trong diện thừa kế từ chối nhận di sản thì phải thông báo cho cơ quan công chứng nhà nước hoặc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chổi nhận di sản. Hơn nữa, trong trường hợp có tranh chấp thì toà án nhân dân nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Thời điểm mở thừa kế là khi nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đơn xin giải thể công ty, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp di sản thừa kế là khi nào?

Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015: Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.
Trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án.
Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu đúng quy định thì cần làm rõ thời điểm mở thừa kế (thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện) và ngày khởi kiện để xác định còn thời hiệu khởi kiện hay đã hết.
Khi xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế, cần lưu ý các quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (trường hợp sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan), quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án trong BLDS.

Xử lý tranh chấp về chia thừa kế như thế nào ?

Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định:
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm