Hiến máu là một trong những hoạt động nhân đạo, một nghĩa cử cao đẹp để đem lại sự sống cho những người khác. Những người hiến máu sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về sức khỏe và có những quy định về thời gian tối thiểu giữa 2 lần hiến máu. Vậy thời gian giữa hai lần hiến máu là bao lâu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 26/2013/TT- BYT
Hiến máu là gì?
Hiện nay, máu và chế phẩm máu là một loại thuốc điều trị duy nhất chưa thể tổng hợp nhân tạo. Máu chỉ được lấy từ chính chúng ta – những tấm lòng sẻ chia. Nói cách khác, các trường hợp bệnh nhân thiếu máu quá nặng, cần truyền máu thì lượng máu được bồi hoàn vào là hoàn toàn từ người hiến máu.
Hiến máu là hành động tự nguyện chia sẻ máu của mình cho người khác với mục đích tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Bạn hiến máu chính là hiến một phần cơ thể của mình cho người bệnh, máu của bạn là nguồn sống của người bệnh.
Theo nghiên cứu, mỗi ngày có khoảng 40ml đến 80ml máu được thay thế. Vậy nên, khi hiến một phần lượng máu nhỏ trong cơ thể, đối với bản thân người cho sẽ không bị ảnh hưởng gì mà còn đem lại rất nhiều lợi ích.
Tiêu chuẩn người hiến máu
Người hiến máu đủ tiêu chuẩn là người đạt được các yêu cầu về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác như sau:
- Tuổi: từ 18 – 60 tuổi;
- Phụ nữ có cân nặng ít nhất là 42kg, nam giới ít nhất 45kg thì được phép hiến máu toàn phần;
- Những người có cân nặng từ 42kg đến dưới 45kg được phép hiến máu không quá 250ml máu toàn phần cho mỗi lần hiến; những người có cân nặng từ 45kg trở lên được phép hiến máu toàn phần nhưng cần đảm bảo hiến không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500 ml/lần hiến máu;
- Người có cân nặng tối thiểu là 50kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách (có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách nhưng tổng thể tích không vượt quá 500 ml/lần);
- Người có cân nặng tối thiểu là 60kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu không vượt quá 650ml/lần;
- Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về: thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá – gan mật, nội tiết, bệnh về máu, các bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, dị ứng nặng;
- Không mang thai, không có tiền sử hiến – ghép bộ phận cơ thể người, không nghiện ma tuý/nghiện rượu, không có khuyết tật nặng, không sử dụng một số thuốc được quy định (Etretinate, Acitretin, hormon tăng trưởng chiết xuất từ tuyến yên, Insulin chiết xuất từ bò), không mắc bệnh lây truyền qua đường máu và/hoặc bệnh lây qua đường tình dục;
- Yêu cầu người hiến máu phải tỉnh táo, tiếp xúc tốt, huyết áp tâm thu từ 100 – 160 mmHg và tâm trương từ 60 – 100 mmHg, nhịp tim đều, từ 60 – 90 lần/phút;
- Không có biểu hiện: gầy, sút cân nhanh (giảm trên 10% cân nặng trong 6 tháng), da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, hạch to ở nhiều nơi, sốt, phù, ho, khó thở, tiêu chảy, xuất huyết, có các tổn thương hoặc dấu hiệu bất thường trên da.
Người hiến máu tình nguyện được hưởng những quyền lợi gì?
Tại Điều 12 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định quyền lợi của người hiến máu như sau:
1. Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.
2. Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.
3. Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư này.
4. Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người hiến máu sẽ được hưởng những quyền lợi theo quy định như trên.
Thời gian giữa hai lần hiến máu là bao lâu?
Tại Điều 6 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định về vấn đề bạn hỏi như sau:
- Khoảng cách giữa các lần hiến máu tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp hiến máu toàn phần hoặc hiến khối hồng cầu bằng phương pháp gạn tách là: 12 tuần;
- Khoảng thời gian tối thiểu cần có giữa 2 lần liên tiếp hiến huyết tương hoặc hiến tiểu cầu bằng gạn tách là: 02 tuần;
- Đối với người hiến bạch cầu hạt trung tính hoặc hiến tế bào gốc bằng gạn tách máu ngoại vi: tối đa không hiến quá 3 lần trong 07 ngày;
- Trường hợp người hiến máu hiến xen kẽ máu toàn phần và các thành phần máu khác nhau thì khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến sẽ được xem xét theo loại thành phần máu mà người đó đã hiến trong lần gần nhất.
Điều kiện cần làm sau khi hiến máu
Sau khi hiến máu, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng trong ngày. Nếu xuất hiện các triệu chứng như choáng váng, buồn nôn, đau đầu, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại nơi hiến máu để được thăm khám và chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Cụ thể, bạn sẽ cần làm những việc dưới đây:
- Uống khoảng 4 ly nước và tránh các thức uống có cồn trong suốt 24 giờ sau hiến máu
- Giữ chặt miếng bông dán lên vết tiêm trong khoảng 5 phút để cầm máu và giữ miếng miếng băng cá nhân tại vị trí lấy máu đó trong vài giờ sau đó
- Để tránh viêm nhiễm da tại vùng lấy máu, bạn nên vệ sinh vùng da xung quanh băng cá nhân bằng xà phòng và nước sạch.
- Hạn chế tuyệt đối các hoạt động bưng bê nặng hay các bài tập với cường độ cao trong ngày
- Nếu vị trí vết tiêm bắt đầu chảy máu, để máu ngưng chảy, bạn nên gập tay lại sao cho bàn tay chạm vai trong khoảng 5−10 phút hoặc cho tới khi máu ngưng chảy
- Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc đau đầu nhẹ thì hãy ngưng hoạt động, ngồi im hoặc nằm xuống cho tới khi bạn cảm thấy khỏe hơn.
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá cao như tắm nước nóng, ngồi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và uống nước nóng trong vòng 6 giờ sau đó.
Hiến máu là một hành động nhân đạo mà chúng ta đều nên làm. Không chỉ đem lại nguồn sống cho người nhận mà hiến máu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn nữa. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về tiêu chuẩn và điều kiện khi hiến máu để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người bạn sẽ giúp đỡ nhé.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời gian thăng cấp bậc hàm trong quân đội
- Thời gian công chứng ở phường
- Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh có phải đóng BHXH không?
- Thời gian nhận tiền tử tuất
- Thời gian tập sự hành nghề công chứng
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thời gian giữa hai lần hiến máu là bao lâu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Giấy phép sàn thương mại điện tử, đổi tên căn cước công dân, công chứng tại nhà, điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng phải trì hoãn hiến máu tối thiểu 12 tháng kể từ:
– Thời điểm sức khỏe hoàn toàn hồi phục sau các can thiệp điều trị ngoại khoa;
– Thời điểm hoàn toàn khỏi bệnh sau khi mắc các bệnh lý như sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm màng não;
– Thời điểm kết thúc quá trình tiêm vắc xin bệnh dại trong các trường hợp bị động vật cắn hoặc được tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu khác;
– Thời điểm sinh con hoặc các trường hợp phải kết thúc thai kỳ.
– Xác định nhóm máu theo hệ ABO (gồm có nhóm máu O, A, B và AB) và nhóm máu theo hệ Rhésus (gồm có nhóm máu Rhésus dương và Rhésus âm)
– Sàng lọc các kháng thể bất thường của các hệ nhóm hồng cầu Rh, MNSs, Kell, Kidd, Duffy, Lutheran.
– Kiểm tra sự hiện diện của kháng nguyên và kháng thể chống virus HIV-1 và HIV-2.
– Kiểm tra sự hiện diện của các kháng nguyên của virus viêm gan B và kháng thể chống virus viêm gan C
– Kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể chống các bệnh lý truyền nhiễm khác như giang mai, sốt rét và CMV (Cytomegalovirus) là một trong những xét nghiệm khi hiến máu.