Thời gian nhận lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc là bao lâu?

bởi
Thời gian nhận lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc là bao lâu?

Sổ bảo hiểm xã hội là một hình thức nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Nhưng thực tế sổ bảo hiểm sẽ do người sử dụng lao động giữ. Nếu người lao động không tiếp tục làm việc; thì thời gian nhận lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc là bao lâu? Nếu người sử dụng lao động không trả sổ thì sao? Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này.

Câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi hiện đang là công nhân tại một nhà máy Dệt may. do phải về quê nên không thể tiếp tục công việc. Vậy khi nào thì tôi sẽ được nhận lại sổ bảo hiểm mà công ty đang giữ?

Luật sư X xin được trả lại như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động năm 2019.
  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
  • Luật Việc làm năm 2013.

Nội dung tư vấn về người lao động nhận lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc

Quy định pháp luật về sổ bảo hiểm của người lao động

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; hết tuổi lao động hoặc chết; trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Quyền và trách nhiệm của người lao động

Người lao động có quyền đối với chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“1. Được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

….”

Đồng thời, người lao động có trách nhiệm

  • Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của luật.
  • Thực hiện quy định về hồ sơ bảo hiểm xã hội.
  • Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có quyền:

  • Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Và với trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1  Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

…”

Như vậy, cả người lao động lẫn người sử dụng lao động đều có quyền và trách nhiệm đối với vấn đề bảo hiểm xã hội. Trên thực tế, sổ bảo hiểm sẽ do bên sử dụng lao động giữ. Vì việc người lao động giữ đôi khi sẽ làm mất hoặc sẽ gây khó khăn nếu có trường hợp cần gấp. Nên thông thường người sử dụng lao động sẽ giữ sổ bảo hiểm để tiện trong việc quản lý và có trách nhiệm đảm bảo người lao động được nhận lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc.

Xem thêm: Chậm đóng bảo hiểm cho người lao động, công ty bị xử phạt thế nào

Vậy thời gian nhận lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc của người lao động là bao lâu?

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 có ghi:

“1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày;

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

….”

Như vậy, sau khi người lao động nghỉ việc; chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thời gian nhận lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc của người lao động là 14 ngày làm việc kể từ khi hai bên chấm dứt quan hệ lao động. Người sử dụng lao động phải đảm bảo hoàn thành các thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm và trả lại cho người lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của LSX về thời gian nhận lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc của người lao động. Hy vọng giúp bạn tham khảo và hiểu thêm về vấn đề này.

Để biết thêm thông tin chi tiết, truy cập mục Hỏi đáp pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Công ty không trả sổ bảo hiểm thì phải làm sao?” answer-0=”Việc công ty không trả sổ bảo hiểm cho người lao động khi hộ nghỉ việc là trái với quy định pháp luật. Công ty có thể bị phạt từ 1 triệu đến 20 triệu đồng nếu không trả sổ bảo hiểm cho người lao động. Ngoài ra, người lao động có thể tiến hành khiếu nại lên người có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được nhận lại sổ không?” answer-1=”KHi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, họ chỉ bị mất một số quyền lợi và phải thực hiện nghĩa vụ như: Không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp; Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; Bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày nghỉ không báo trước,… Vì vậy, người lao động vẫn được nhận lại sổ bảo hiểm theo đúng quy định pháp luật.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Có thể trả sổ bảo hiểm quá 14 ngày không?” answer-2=”Trong những trường hợp sau thì có thể kéo dài thời hạn trả sổ nhưng không được quá 30 ngày: – Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. – Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế. – Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. – Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm