Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế phổ biến hiện nay. Cá nhân khi phát sinh thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn nhất định. Nếu quá thời hạn này mà cá nhân vẫn chưa nộp thuế thì có thể sẽ bị cơ quan nhà nước áp dụng biện pháp truy thu thuế theo quy định. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện hành, Thời hạn truy thu thuế thu nhập cá nhân là bao lâu? Khi nào thì truy thu thuế thu nhập cá nhân? Cơ quan nào có thẩm quyền truy thu thuế thu nhập cá nhân? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là truy thu thuế?
Truy thu thuế là quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế cần phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Không phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật. Truy thu thuế được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể không phải do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế.
Về bản chất, truy thu thuế là quyết định hành chính yêu cầu chủ thể chưa có nộp đủ thuế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, không cần phải là quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và nguyên nhân của việc chậm nộp thuế có thể do chủ quan, khách quan cố ý hoặc vô tình vi phạm. Nếu xác định được việc nộp thuế trễ là do hành vi cố ý vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là có trách nhiệm hình sự cho chủ thể vi phạm.
Khi nào thì truy thu thuế thu nhập cá nhân?
Truy thu thuế thu nhập cá nhân liên quan đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó và người nộp thuế có thể vô tình hoặc cố ý chậm.
Thuế bị truy thu thường được áp dụng cho kỳ thuế của năm trước mà đến năm nay doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình. Khi đáo hạn 1 năm, doanh nghiệp buộc phải thực hiện báo cáo tài chính.
Nếu trong báo cáo tài chính kê khai thuế không đầy đủ, có biểu hiện gian lận, hoặc kê khai đúng nhưng vẫn không chịu nộp thuế đúng thời gian quy định thì các đơn vị cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định truy thu thuế.
Hiện nay, thực trạng trốn thuế thu nhập cá nhân đang là một trong những tình trạng phổ biến không chỉ với nền kinh tế Việt Nam. Trên toàn thế giới, tình trạng này rất phổ biến. Chính vì vậy, các cơ quan thuế cũng luôn sát sao trong việc giám sát, kiểm tra theo dõi và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Điều này không chỉ đảm bảo được tính công bằng của pháp luật. Nó còn là việc quan trọng đảm bảo nguồn thu thuế của nhà nước. Cũng như việc truy thu thuế sẽ cho thấy sự công bằng với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tuân thủ các yêu cầu của pháp luật.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì người nộp thuế thực sự gặp phải các khủng hoảng tài chính, không thể đáp ứng được việc nộp thuế đúng quy định. Những lúc này, tùy vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan thuế cũng sẽ có những chế tài nhất định trên tinh thần hỗ trợ người nộp thuế hết sức để họ có thể gia hạn khoản thuế với thời gian lựa chọn. Điều này giúp người nộp thuế có thêm sự lựa chọn thanh toán và tránh được những cáo buộc hình sự.
Thời hạn truy thu thuế thu nhập cá nhân là bao lâu?
Tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Chính phủ vẫn quy định thời hạn truy thu thuế như sau:
Điều 8. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
6. Thời hạn truy thu thuế
a) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
b) Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, theo quy định nêu trên có thể thấy thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Cơ quan nào có thẩm quyền truy thu thuế thu nhập cá nhân?
Hiện nay, việc truy thu thuế thu nhập cá nhân thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế, cơ quan hải quan. Bao gồm các cơ quan là:
– Cục thuế;
– Chi cục thuế;
– Tổng Cục thuế;
– Cục hải quan;
– Tổng cục hải quan;
– Chị cục hải quan (đối với loại hàng hóa xuất nhập khẩu).
Bên cạnh đó, tùy vào từng đối tượng như cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp,… mà thẩm quyền truy thu thuế thu nhập cá nhân sẽ thuộc về những cơ quan khác nhau.
Mức xử phạt khi chậm nộp thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu?
Về bản chất, truy thu thuế là quyết định hành chính yêu cầu chủ thể chưa có nộp đủ thuế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, không cần phải là quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và nguyên nhân của việc chậm nộp thuế có thể do chủ quan, khách quan cố ý hoặc vô tình vi phạm. Nếu xác định được việc nộp thuế trễ là do hành vi cố ý vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là có trách nhiệm hình sự cho chủ thể vi phạm.
Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế thu nhập cá nhân như sau:
Mức xử phạt hành vi trốn thuế:
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, đ, e khoản 1 Điều này bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thời hạn truy thu thuế thu nhập cá nhân”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đối với những cá nhân người lao động không có người phụ thuộc cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập trên 11 triệu đồng/tháng (sau khi khấu trừ các khoản phí bắt buộc và các khoản nhân đạo, thiện nguyện khác) tương đương có tổng thu nhập năm là từ 132 triệu đồng/năm trở lên.
Hiện nay, truy thu thuế có nhiều loại khác nhau. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những quy định riêng về vấn đề truy thu hay xử lý chậm thuế. Cụ thể bao gồm:
Truy thu thuế thu nhập cá nhân;
Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp;
Truy thu thuế hộ kinh doanh.
Theo pháp luật nước ta quy định, đối tượng cần thực hiện nghĩa vụ thuế khi phát sinh thu nhập bao gồm:
Cá nhân cư trú có thu nhập ở mức chịu thuế TNCN phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân không cư trú có thu nhập ở mức chịu thuế TNCN phát sinh thuộc lãnh thổ Việt Nam.