Thời hiệu khởi kiện khi chia thừa kế đất đai

bởi Luật Sư X
Thời hiệu khởi kiện khi chia thừa kế đất đai

Thời hiệu khởi kiện khi chia thừa kế đất đai là gì? Bộ luật dân sự 2015 ra đời có những ưu điểm nhất định trong đó có vấn đề liên quan đến thời hiệu. Theo đó, Tòa án sẽ không được từ chối thụ lý vụ án vì lý do “hết thời hiệu khởi kiện”. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thừa kế là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống; tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Đồng thời; theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế; cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Bộ luật Dân sự 2015 có nêu rõ rằng:

” Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. ” 

Như vậy, người thừa kế bao gồm cả cá nhân và pháp nhân và phải còn sống(hoặc tồn tại) vào thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện là gì?

Thời hiệu khởi kiện thừa kế là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Như vậy, đơn giản hiểu rằng, thời hiệu chính là một khoảng thời gian luật định cho phép người có quyền lợi bị xâm phạm có quyền khởi kiện. Nếu hết thời gian này, thì người đó sẽ không có quyền khởi kiện nữa. 

Thời hiệu khởi kiện thừa kế là bao lâu?

Bộ luật dân sự 2015 ra đời đã không còn xem thời hiệu là yếu tố bắt buộc để khởi kiện nữa. Nghĩa là, vẫn có trường hợp, tuy đã hết thời hiệu khởi kiện, các bên tham gia vẫn có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án sẽ chỉ áp dụng thời hiệu khi mà có sự yêu cầu của các bên. Cụ thể tại Điều 149, Luật dân sự 2015 về thời hiệu như sau:

1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Thời hiệu khởi kiện khi chia thừa kế đất đai

Đối với thời hiệu chia di sản thừa kế là đất đai thì Quy định rõ tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015. Việc đăng ký quyền sở hữu cũng được quy định tương đối chặt chẽ. Bởi vậy nên, thời hiệu cho yêu cầu chia thừa kế với tài sản này được quy định khá dài. Cụ thể;

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước; nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình; hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế…”

Hết thời hạn 30 năm này thì người được thừa kế không có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế nữa.

Tuy nhiên, như đã giải thích ở trên thì “thời hiệu” đã không còn là điều kiện bắt buộc để tòa án thụ lý vụ án; trừ khi có yêu cầu của các đương sự cho việc áp dụng thời hiệu.

Nghĩa là, kể cả hết thời hiệu khởi kiện; nếu không có yêu cầu áp dụng thời hiệu; Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết theo nguyên tắc chung. 

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thời hiệu khởi kiện khi chia thừa kế đất đai.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người thừa kế nào không phụ thuộc vào nội dung di chúc?

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Có được từ chối nhận di sản thừa kế không?

Về việc từ chối nhận di sản, Điều 620 Bộ luật Dân sự quy định:
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản; trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;

Thừa kế theo pháp luật là gì?

Điều 649 BLDS quy định: Thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Như vậy, một người sẽ có tư cách thừa kế khi người đó có tên trong danh sách thuộc các hàng thừa kế theo pháp luật quy định

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm