Hiện nay trong một số trường hợp, các dự án đầu tư sẽ cần phải thực hiện điều chỉnh chủ trương, khi đó nhà đầu tư không chỉ điều chỉnh nội dung trên giấy chứng nhận mà sẽ còn thực hiện điều chỉnh chủ trương chủ trương đầu tư. Dự án đầu tư đã được uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp nhân thì nhà đầu tư vần điều chỉnh chủ trương đầu tư này ra sao là thắc mắc mà LSX nhận được nhiều trong thời gian vừa qua. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết “Thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của UBND tỉnh năm 2023“ dưới đây. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 thì trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
– Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
– Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
– Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
– Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
– Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
– Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).
Quy định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đấu tư?
Luật Đầu tư năm 2020 chính thức ghi nhận 03 hình thức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
+ Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư của mình thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất nhưng phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai. Lưu ý rằng, các nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia đấu giá để có được quyền sử dụng đất, bởi lẽ Theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, nhà đầu tư nước ngoài không thuộc các trường hợp là người có quyền sử dụng đất;
+ Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư thông qua việc tham gia đấu thầu. Nếu thắng thầu, nhà đầu tư có quyền thực hiện các hoạt động đầu tư theo đúng nội dung mời thầu và hợp đồng được ký kết của các bên. Việc đấu thầu phải được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu hiện hành;
+ Thông qua chấp thuận nhà đầu tư thì chủ thể này có thể trở thành nhà đầu tư thực hiện các dự án. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc chấp thuận nhà đầu tư chỉ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3,4 của Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020.
Đây không phải là lần đầu tiên pháp luật quy định về việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua các hình thức trên. Tuy nhiên, đây là làn đầu tiên các nội dung này được quy định một cách trực tiếp và rõ nét trong Luật Đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế có thể nắm được trình tự thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư như sau:
– Đối với hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án đầu tư:
+ Phải có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thông qua một trong hai phương thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án đầu tư;
– Đối với hình thức chấp thuận nhà đầu tư, có hai trường hợp xảy ra như sau:
+ Trường hợp 1: Thực hiện việc chấp thuận nhà đầu tư sau khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu:
– Phải có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thông qua một trong hai phương thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án đầu tư;
– Nếu sau khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai; hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì thực hiện chấp thuận nhà đầu tư đó.
+ Trưởng hợp 2: Đối với các trường hợp được liệt kê tại Khoản 4 Điều 29, thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án đầu tư:
– Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hôi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;
– Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
• Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.
Thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của UBND tỉnh năm 2023
Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 45 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Thành phần hồ sơ:
Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ, gồm:
(1) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
(2) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
(3) Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;
(4) Các tài liệu liên quan đến các nội dung điều chỉnh (nếu có) bao gồm:
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư (đối với dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);
+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư (đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ);
+ Hợp đồng BCC (đối với dự án đầu thư theo hợp đồng BCC);
+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư (nếu có).
Nơi nhận: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 32 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nộp hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hợp đồng dân sự có hiệu lực không khi chưa công chứng?
- Các hình thức của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật dân sự
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của UBND tỉnh năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý liên quan đến Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Nơi nhận: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nơi nhận: Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
Khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 giải thích về khái niệm “chấp thuận chủ trương đầu tư” là việc “cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt để thực hiện dự án đầu tư”. Đây là một điểm mới mà các nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế hết sức lưu ý trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư. Bởi vì thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các văn bản trong hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư cũng như các thủ tục hành chính khác trong quá trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
Từ ngày 01/01/2020, không còn tồn tại văn bản là “Quyết định chủ trương đầu tư”. Văn bản thay thế là: “Chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.