Để tiếp tục thi hành án đối với người từ nước ngoài về Việt Nam có bản án ở nước ngoài cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam. Việc công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam cần thực hiện theo quy trình, thủ tục pháp luật quy định. Có thể nhiểu người hiện nay chưa biết thủ tục công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Nếu bạn đang gặp khó khăn khi làm thủ tục công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam, hãy theo dõi thủ tục công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam dưới bài viết này của LSX nhé.
Thủ tục công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam năm 2023 như thế nào?
Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam theo quy trình, thủ tục pháp luật Việt Nam quy định. Do đó, để có thể thực hiện thủ tục công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam một cách nhanh chóng thì người có yêu cầu cần nắm được thủ tục công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam như thế nào và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Dưới đây là thủ tục công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo.
Điều kiện công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài
Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam sẽ chỉ tiến hành thủ tục xem xét việc công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài nếu thỏa các điều kiện sau:
– Có đơn yêu cầu.
– Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định đó có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.
– Bản án, quyết định này được tòa án nước mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này; hoặc Bản án, quyết định nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận và cho thi hành.
Lưu ý: Việc Tòa án xem xét công nhận và cho thi hành bản án của Tòa án nước ngoài là thủ tục chỉ tiến hành kiểm tra, đối chiếu về thẩm quyền xét xử của toà án nước ngoài, trình tự thủ tục giải quyết, việc thực hiện quyền bảo vệ lợi ích của các bên trước toà… Tòa án Việt Nam sẽ không xét xử lại vụ việc hay xem xét lại nội dung, tính đúng đắn của của bản án.
Thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài
*Người có quyền yêu cầu:
Theo khoản 1 Điều 425 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người có quyền yêu cần công nhận bản án của Tòa án nước ngoài là người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Thời hạn yêu cầu: trong vòng 3 năm kể từ ngày bản án của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 432 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nếu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn thì thời hạn yêu cầu có thể dài hơn.
*Hồ sơ yêu cầu:
– Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành án
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án do Tòa án nước ngoài cấp;
– Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những nội dung này;
– Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ bản án, quyết định đó cho người phải thi hành;
– Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã được triệu tập hợp lệ trong trường hợp Tòa án nước ngoài ra bản án vắng mặt họ.
*Nơi nhận đơn yêu cầu:
– Bộ Tư pháp
– Tòa án có thẩm quyền
Như vậy, bản án Tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Toà án của Việt Nam công nhận và cho thi hành. Và sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành thì bản án nước ngoài có hiệu lực pháp luật như bao bản án đã có hiệu lực pháp luật do Tòa án Việt Nam ban hành và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.
Đơn yêu cầu công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam có nội dung gì?
Một trong nhưng giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ yêu cầu công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam đó là Đơn yêu cầu công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam. Đơn yêu cầu công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam cần có những nội dung cần thiết thể hiện được yêu cầu, thông tin cá nhân,… Vậy, đơn yêu cầu công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam có nội dung gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Căn cứ khoản 1 Điều 433 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau
“Điều 433. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành
1. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
b) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;
c) Yêu cầu của người được thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã được thi hành một phần thì người được thi hành phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam.
2. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.“
Theo đó, đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam phải có những nội dung như trên. Nếu đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
Để người được thi hành án có ý thức hơn về quyền và lợi ích mình thì pháp luật có quy định về thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, người được thi hành án cần nắm được thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam nhé.
Căn cứ theo Điều 432 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 432. Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành
1. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự đó.
2. Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.
Theo đó, thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam là 03 năm kể từ ngày bản án của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật.
Thẩm quyền công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam
Để được công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam thì người có yêu cầu cần gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền. Có thể nhiều người hiện nay chưa nắm được thẩm quyền công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam thuộc về Tòa Án nào? Để nắm được thẩm quyền công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử
Theo Khoản 5 điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
“5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.”
Tại khoản 9 điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
“9. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.”
Theo quy định tại điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trong đó có thẩm quyền:
“b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;”
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam.
Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ
– Tòa án nơi người phải thi hành bản án về hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài (điểm d, khoản 2, điều 39 BLTTDS 2015)
– Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam (điểm đ, khoản 2, điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Trong trường hợp người yêu cầu nộp đơn tại nhiều Tòa án khác nhau (điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự ) thì Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết yêu cầu. Các tòa án còn lại, nếu đã thụ lý thì căn cứ vào điểm g khoản 5 điều 437 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ra quyết định đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu, xóa tên việc dân sự đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam năm 2023″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mẫu đăng ký bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục ra bản án và quyết định của tòa án tại phiên tòa năm 2023
- Thủ tục làm đơn kháng cáo bản án dân sự năm 2022
- Bản án dân sự có yếu tố nước ngoài
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:
“Điều 423. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
a) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại;
c) Bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.
2. Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này.“
Theo đó, những bản án trên của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
Tại Khoản 4 Điều 439 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những bản án của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam và dẫn chiếu đến Điều 470 Bộ luật dân sự 2015, vụ án thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam, cụ thể như sau:
– Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
– Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
– Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.