Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn năm 2023

Ngày nay nước ta khuyến khích và tạo nhiều điều kiện để ngành du lịch phát triển, theo đó mà các cá nhâm tổ chức muốn đăng ký kinh doanh khách sạn không ngừng gia tăng để tìm kiếm lợi nhuận cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiêjn nay ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn đầu tư vào ngành du lịch để kích cầu, và thu lợi nhuận. Việc đăng ký kinh doanh khách sạn là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên cần tuân thủ các quy định pháp luật để hoạt động kinh doanh diễn ra một cách trôi chảy, thuận lợi nhất. Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích đến đọc giả.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện kinh doanh khách sạn cần tuân thủ những yêu cầu gì?

Điều kiện kinh doanh khách sạn hiện được quy định tại Luật du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

Theo Điều 48, Điều 49 Luật Du lịch 2017 thì kinh doanh khách sạn thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú, do đó cần phải tuân thủ các quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú:

“Điều 48. Các loại cơ sở lưu trú du lịch

1. Khách sạn.

2. Biệt thự du lịch.

3. Căn hộ du lịch.

4. Tàu thủy lưu trú du lịch.

5. Nhà nghỉ du lịch.

6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

7. Bãi cắm trại du lịch.

8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.”

Kinh doanh khách sạn cần đảm bảo tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ thế nào?

Theo Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 22. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn

2. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.

3. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.

Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn năm 2023
Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn năm 2023

4. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.

5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.”

Xin giấy phép kinh doanh khách sạn cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

Những hồ sơ cần phải chuẩn bị trước khi xin giấy phép kinh doanh khách sạn bao gồm những giấy tờ sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố. 

Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn tương đối phức tạp vì cần khá nhiều giấy tờ. Tuy nhiên việc xin cấp giấy phép kinh doanh khách san sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Đăng ký giấy phép kinh doanh khách sạn.
  • Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự cho khách sạn.
  • Bước 3: Xin cấp Giấy phép Phòng cháy chữa cháy cho khách sạn.
  • Bước 4: Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn.
  • Bước 5: Xin cấp Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường cho khách sạn.
  • Bước 6: Đăng ký xếp hạng sao khách sạn.

Xin giấy phép đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy khi kinh doanh khách sạn

Để có thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh khách sạn cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy. Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm những giấy tờ như sau:

  1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;
  3. Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Khoản 2 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP) đối với cơ sở xây dựng mới hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở;
  4. Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu;
  5. Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
  6. Phương án chữa cháy.

Cơ quan cấp: Phòng cháy chữa cháy quận/ huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy quy mô và số tầng xây dựng.​​

Xin giấy phép đủ điều kiện an ninh, trật tự khách sạn thế nào?

Khi tiến hành xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an ninh, trật tự cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ theo Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:

  1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
  2. Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  3. Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa;
  4.  Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.

Cơ quan cấp: Công an cấp huyện, phường thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm khách sạn

Những hồ sơ cần chuẩn bị để cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo khoản 1 điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  4. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế)

Xin Giấy phép cam kết Bảo vệ môi trường

Để xin được giấy phép cam kết bảo vệ môi trường, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại tài liệu được quy định tại Điều 43 Luật bảo vệ môi trường 2020 như sau:

  1. Đơn xin xác nhận Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường
  2. Bản cam kết bảo vệ môi trường (03 bản);
  3. Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án kinh doanh khách sạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (01 bản).

Cơ quan cấp: Phòng tài nguyên môi trường địa phương.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn năm 2023″. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn về Mức phạt vi phạm lối thoát nạn cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Có những hình thức kinh doanh khách sạn nào hiện nay?

Các hình thức kinh doanh khách sạn gồm:
Khách sạn 100% vốn sở hữu của Nhà nước.
Kinh doanh khách sạn theo mô hình Công ty Cổ phần.
Kinh doanh khách sạn theo mô hình TNHH (tư nhân).
Kinh doanh khách sạn theo mô hình Hộ kinh doanh.

Kinh doanh khách sạn có bắt buộc phải đăng ký xếp hạng sao hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật Du lịch 2017 quy định về nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ lưu trú như sau:
“2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này;
b) Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch;
c) Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;
đ) Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
e) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, việc đăng ký xếp hạng khi kinh doanh khách sạn không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với cơ sở lưu trú

Đăng ký hạng sao cho khách sạn cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 50 Luật Du lịch 2017 (Hướng dẫn bởi điểm g khoản 2 Điều 18 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL) thì hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn bao gồm:
– Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.
– Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.
– Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch.
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm