Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn diễn ra như thế nào?

bởi Trà Ly
Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn diễn ra như thế nào?

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật sư. Tôi năm nay 20 tuổi, do không thích tên của mình từ khi còn nhỏ vì thường xuyên bị bạn bè lấy ra trêu chọc nên bây giờ tôi muốn đổi tên. Tuy nhiên tôi không rõ thủ tục đổi tên khai sinh như thế nào? Luật sư có thể giải đáp giúp tôi được không ạ. Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. LSX xin hướng dẫn Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Người trên 18 tuổi được đổi tên khai sinh trong trường hợp nào?

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”

Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

“1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.”

Điều 26 Luật Hộ tịch quy định:

Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Như vậy, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên nếu thuộc các trường hợp nêu trên. Bên cạnh đó, người trên 18 tuổi thay đổi họ, chữ đệm, tên không cần phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó.

Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn diễn ra như thế nào?
Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn diễn ra như thế nào?

Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn như thế nào?

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:

Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch  cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”

Như vậy, người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước thay đổi họ tên sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP như sau:

  • Bản chính giấy khai sinh của bạn.
  • Các loại giấy tờ khác có liên quan đến việc thay đổi tên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
  • Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân.

Trình tự thực hiện đổi tên khai sinh

Theo Điều 28, 47 Luật Hộ tịch năm 2014 thì trình tự thực hiện đổi tên cho người trên 18 tuổi gồm các bước như sau:

Bước 1: Nộp tờ khai

Nộp tờ khai theo mẫu và giấy tờ liên quan đến đăng ký hộ tịch; xuất trình Giấy khai sinh và giấy tờ để chứng minh cho lý do đổi tên (chứng minh nhân dân của người chị trùng họ tên) đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Xem xét hồ sơ và nhận kết quả

Công chức tư pháp – hộ tịch sẽ xem xét việc đổi tên có lí do chính đáng phù hợp với quy định hay không. Nếu đúng thì sẽ ghi vào Sổ hộ tịch và bạn sẽ ký vào đó.

Sau đó báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục. Trong trường hợp cần phải xác minh thêm thì thời hạn được kéo dài tối đa là 03 ngày.

Nếu bạn thực hiện thủ tục đổi tên tại Ủy ban nhân dân nơi khác với nơi đăng ký tên trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ gửi thông báo cùng bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban Nhân dân nơi bạn đã đăng ký để ghi vào Sổ hộ tịch.

Cuối cùng là ghi nội dung thay đổi vào Giấy khai sinh cho bạn.

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc đổi tên khai sinh

Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn diễn ra như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Dịch vụ kiểm tra tình trạng hôn nhân qua CMND tại LSX“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch; …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí thay đổi họ tên như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí hộ tịch thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.
Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

Người chưa chuyển đổi giới tính có được đổi tên không?

Đối với trường hợp này thì do chưa xác định lại giới tính hoặc chưa chuyển đổi giới tính, cho nên việc muốn đổi tên để phù hợp với giới tính là chưa đủ cơ sở. Tuy nhiên, nếu chứng minh được tên có gây khó khăn trong giao tiếp mà có cơ sở chứng minh thì có thể yêu cầu Cơ quan tư pháp xã, phường nơi cư trú để được hỗ trợ về việc thay đổi tên.

Dưới 18 tuổi có được thay đổi tên trên Giấy khai sinh hay không?

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Như vậy, cá nhân có quyền thay đổi tên trên Giấy khai sinh khi có căn cứ của của pháp luật dân sự. Khi thay đổi tên cần được sự đồng ý của cha, mẹ nếu là con dưới 18 tuổi hoặc sự đồng ý của người từ đủ 9 tuổi trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm