Thủ tục ghi chú ly hôn theo quy định pháp luật

bởi MyNgoc
Thủ tục ghi chú ly hôn theo quy định pháp luật

Trong quan hệ hôn nhân việc dẫn tới ly hôn là điều không ai muốn. Tuy nhiên khi cả hai đã quyết định ly hôn thì sẽ phải thực hiện thủ tục ly hôn. Một trong những thủ tục quan trọng không thể thiếu khi muốn được công nhận việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là ghi chú ly hôn. Vậy thủ tục ghi chú ly hôn theo quy định pháp luật gồm những nội dung gì? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật Hộ tịch 2014;

Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Ghi chú ly hôn là gì? Thủ tục ghi chú ly hôn là gì?

Ghi chú ly hôn là gì?

Căn cứ Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì ghi chú ly hôn được quy định như sau:

Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch.

Theo đó, ghi chú ly hôn ở Việt Nam được hiểu là việc ghi vào Sổ hộ tịch bản án, quyết định ly hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Đồng thời những giấy tờ ly hôn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp không được vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Thủ tục ghi chú ly hôn là gì?

Thủ tục ghi chú ly hôn là thủ tục công dân Việt Nam đã ly hôn ở nước ngoài, sau khi về nước thường trú hoặc đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều kiện thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về điều kiện ghi chú ly hôn gồm:

  • Bản án, quyết định, thỏa thuận ly hôn hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan nước ngoài cấp không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
  • Bản án, quyết định, thỏa thuận ly hôn hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan nước ngoài cấp không có đơn yêu cầu không công nhận việc ly hôn này tại Việt Nam.

Ghi chú ly hôn cần chuẩn bị gì?

Hồ sơ ghi chú ly hôn được nêu tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm:

  • Tờ khai theo mẫu quy định;
  • Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.

Thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn ở đâu?

Về cơ quan thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn, khoản 2 Điều 48 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện ở nước ngoài.

Như vậy, công dân có thể đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi từng đăng ký kết hôn/ghi chú kết hôn trước đây để thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn đã thực hiện ở nước ngoài. Cụ thể, Điều 38 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết gồm:

  • UBND cấp huyện nơi đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây. Nếu thủ tục này trước đây thực hiện ở Sở Tư pháp thì sẽ ghi chú tại UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
  • UBND cấp huyện cấp trên của UBND cấp xã trước đây đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
  • UBND cấp huyện nơi công dân Việt Nam đã cư trú trước khi xuất cảnh (nếu hiện tại công dân Việt Nam không thường trú trong nước).
  • UBND cấp huyện nơi công dân thường trú nếu từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam mà việc kết hôn trước đây đã đăng ký tại cơ quan đại diện/cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
  • UBND cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới nếu công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi chú việc ly hôn mà trước đây việc kết hôn được đăng ký tại cơ quan đại diện/cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Trình tự thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn

Thủ tục ghi chú ly hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch 2014 và Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Người có yêu cầu làm ghi chú ly hôn nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến Phòng tư pháp – Ủy ban nhân dân quận, huyện có thẩm quyền giải quyết. 

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ. 

Bước 3: Nếu thấy yêu cầu ghi chú ly hôn là phù hợp quy định pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận huyện xem xét, quyết định.

Bước 4: Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ký Trích lục ghi chú ly hôn, công chức làm công tác hộ tịch ghi việc ly hôn, hủy việc kết hôn vào sổ ghi chú ly hôn.

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thủ tục ghi chú ly hôn theo quy định pháp luật”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Ghi chú ly hôn là gì?

Ghi chú ly hôn ở Việt Nam được hiểu là việc ghi vào Sổ hộ tịch bản án, quyết định ly hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Ghi chú ly hôn cần chuẩn bị gì?

Hồ sơ ghi chú ly hôn được nêu tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm:
– Tờ khai theo mẫu quy định;
– Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.

Cơ quan nào có thẩm quyền ghi chú ly hôn?

Về cơ quan thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn, khoản 2 Điều 48 Luật Hộ tịch 2014 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện ở nước ngoài”.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm