Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt mới năm 2023

bởi Ngọc Gấm
Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt mới năm 2023

Chào Luật sư, trong quá trình giải quyết ly hôn với chồng, ba ruột của tôi bị lên con đột quỵ một cách đột ngột và phải nhập viện gấp nên tôi không thể có mặt tại phiên xét xử lần thứ hai được. Chính vì thế tôi muốn làm thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt với chồng của tôi. Luật sư có thể hướng dẫn cho tôi hỏi về thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt mới năm 2023 như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt mới năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Có được quyền giải quyết ly hôn vắng mặt không?

Có rất nhiều lý do khách quan khiến cho nhiều người dân Việt Nam trong quá trình giải quyết ly hôn không thể có mặt tại Toà án. Chính vì thế làm phát sinh việc có nhu cầu được xét xử vắng mặt tại các Toà án Việt Nam. Để biết được có thể giải quyết ly hôn vắng mặt được hay không, mời bạn tham khảo quy định sau.

Theo quy định tại Điều 228 Bộ luật tố tụng 2015 quy định về xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

– Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

– Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.

– Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.

Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt mới năm 2023

Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt là một thủ tục giải quyết ly hôn đặt biết, chính vì thế mà bạn cần tìm hiểu trước các thông tin về thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt để biết được trong quá trình được cho phép xét xử vắng mặt bạn cần phải thực hiện điều gì.

Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn. Vợ hoặc chồng là người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu và chứng cứ (nếu có) của người còn lại để nộp cho Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Hòa giải. Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương; Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn đơn phương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành. Nếu không hòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

Bước 3: Xét xử và đưa ra bản án quyết định về việc đơn phương ly hôn.

Đối với ly hôn thuận tình

Quy trình sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Thụ lý đơn. Vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Hoà giải. Sau khi nhận được đơn thuận tình ly hôn; Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý đơn giải quyết ly hôn không. Nếu xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải.

Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn. Ngược lại, nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Lưu ý:

Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

  • Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
  • Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
  • Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt mới năm 2023
Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt mới năm 2023

Theo quy định tại Điều 238 Bộ luật tố tụng 2015 quy định về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng như sau:

– Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

– Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.

– Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.

– Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.

– Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật này.

Toà án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ ly hôn vắng mặt

Để có thể được phê duyệt xin được xét xử vụ án/ vụ việc ly hôn một cách hợp pháp, bạn cần phải biết được bản thân cần nộp đơn xin xét xử vắng mặt cho Toà án hoặc cơ quan hành chính nào. Để giải đáp câu hỏi trên, mời bạn tham khảo quy định sau đây.

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm. 

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền được xác định như sau:

– Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp sau đây:

  • Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

– Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Thời điểm chấm dứt hôn nhân khi xét xử vắng mặt

Theo quy định tại Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn như sau:

  • Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

Đối với thuận tình ly hôn:

Và theo quy định tại khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:

– Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Đối với ly hôn theo yêu cầu của một bên: Do đơn phương ly hôn giải quyết theo khởi kiện vụ án cho nên về mặt lý thuyết, bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực sau khi hết thời hạn kháng cáo và kháng nghị. Còn phúc thẩm, về mặt lý thuyết có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

  • Kháng cáo: Bản án (thường là 15 ngày) kể từ ngày tuyên.
  • Kháng nghị: Viện kiểm sát cùng cấp thì là 15 ngày, Viện kiểm sát cấp trên thì là 30 ngày.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt mới năm 2023 hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Chuyển đất ao sang thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Quyền yêu cầu ly hôn của công dân Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi muốn yêu cầu giải quyết ly hôn thì vẫn được (tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn).

Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình như thế nào?

– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm