Thủ tục giải quyết tai nạn lao động năm 2023

bởi Sao Mai
Thủ tục giải quyết tai nạn lao động

Chào Luật sư X, Tôi tên là Toàn 30 tuổi đang làm công nhân xây dựng tại Cần Thơ. Cách đây không lâu khi đang đổ bê tông tại công trường bỗng miếng ván sập xuống làm tôi và một người đồng nghiệp bị thương khá nặng. Vì không hiểu biết về pháp luật nhiều nên cho tôi hỏi trong trường hợp này thì tôi có được hưởng trợ cấp do tai nạn lao động không? Thủ tục giải quyết tai nạn lao động được tiến hành như thế nào? Mong được hỗ trợ tư vấn. Tôi xin cảm ơn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết “Thủ tục giải quyết tai nạn lao động” sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015

Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động 

Theo điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
  • Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Thủ tục giải quyết tai nạn lao động

Khi có tai nạn xảy ra người biết sự việc phải có trách nhiệm báo cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn lao động). Nếu tai nạn chết người, hoặc bị nặng từ 02 người trở lên thì cơ sở có người bị nạn phải báo ngay với cơ quan Công an, Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động để Đoàn Điều tra tai nạn lao động tỉnh tiến hành điều tra theo thẩm quyền quy định.

Trường hợp một người bị tai nạn lao động nhẹ hoặc nặng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm:

  • Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
  • Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở điều tra theo quy trình, thủ tục theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.
  • Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động: Không quá 4 hoặc 7 ngày đối với TNLĐ nhẹ hoặc nặng.
  • Trong thời hạn 03 ngày sau khi công bố phải gửi Biên bản ĐTTNLĐ và Biên bản công bố biên bản ĐTTNLĐ đến:
    • Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội 01 bộ;
    • NLĐ 01 bộ;
    • Công đoàn 01 bộ;
    • NSDLĐ 02 bộ (01 bộ gửi Hội đồng Giám định Y khoa-pháp y sau khi NLĐ ra viện để giám định tỷ lệ thương tật, và 01 bộ lưu).
  • NLĐ ra viện thì sao hồ sơ (Giấy ra viện, bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương).
  • NSDLĐ giới thiệu NLĐ đến Hội đồng giám định y khoa của tỉnh để giám định sức khỏe ( mẫu hồ sơ khám sức khỏe theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế), kèm theo hồ sơ: (Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, Bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương, CMTND photo của NLĐ).
  • Sau khi có kết quả giám định thương tật NSDLĐ lập hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ gồm:
  1. Sổ bảo hiểm xã hội.
  2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú,
  3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
  4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp tai nạn giao thông liên quan đến lao động thì có thêm hồ sơ vụ tai nạn giao thông, cụ thể các giấy tờ sau:

  • Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).
  • Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao).

Nếu không có hồ sơ vụ tai nạn giao thông của cơ quan Công an thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của NSDLĐ hoặc thân nhân của NLĐ.

Thủ tục giải quyết tai nạn lao động
Thủ tục giải quyết tai nạn lao động

Bồi thường tai nạn lao động như thế nào?

Theo Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH

Các trường hợp được bồi thường:

a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).

Mức bồi thường:

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:

a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Trong đó:

  • Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
  • 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
  • a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Ví dụ 1:

  • Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:

Tbt = 1,5 + {(15 – 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thủ tục giải quyết tai nạn lao động” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Đăng ký bảo hộ logo bắc giang… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào người lao động bị tai nạn lao động không được hưởng các chế độ từ người sử dụng lao động?

Căn cứ tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
“Điều 40. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.”

Nguyên tắc bồi thường tai nạn lao động được pháp luật quy định ra sao?

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH
Nguyên tắc bồi thường được quy định như sau:
a) Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

Thời điểm nào người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng?

Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng được xác định như sau:
+) Nếu điều trị nội trú: Thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện;
+) Nếu điều trị ngoại trú: Từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa;
+) Trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động: Từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
+) Nếu không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện: Từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm