Trên thực tế, tranh chấp đất đai luôn là mối quan tâm lớn nhất của người dân. Tranh chấp biên giới ranh giới đất liền kề luôn là vấn đề phức tạp và không phải ai cũng nắm rõ trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai liên kề. Giải quyết tranh chấp đất đai được coi là một quá trình phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vậy Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề như thế nào? Cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật đất đai 2013
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp phổ biến, phức tạp, thuộc vào tranh chấp dân sự khó giải quyết nhất trong lĩnh vực dân sự mà trong đó các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích của họ bị xâm hại có liên quan đến đất đai như mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, tranh chấp ranh giới, ngõ đi chung…
Những mâu thuẫn, tranh chấp đất đai được Nhà Nước khuyến khích, ưu tiên giải quyết bằng con đường hòa giải trước mới đến tố tụng tại Tòa án.
Để giải quyết một vụ án tranh chấp đất đai mà các văn bản liên quan đến đất đai rất nhiều, không chỉ áp dụng các văn bản luật đang có hiệu lực mà còn phải có sự kết hợp từ các văn bản đã hết hiệu lực với văn bản còn hiệu lực liên quan đến vụ án cần giải quyết.
Bởi không có sự hợp tác từ các đương sự nên các vụ án tranh chấp đất đai thường bị kéo dài.
Cần phân loại các dạng tranh chấp đất đai phổ biến để giải quyết tranh chấp đất đai dễ dàng và phân biệt rõ ràng hơn.
Do đó, việc xác định chính xác loại tranh chấp đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xác định chính xác việc chủ thể có quyền khởi kiện tranh chấp tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục tố tụng hành chính, tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân hay Ủy ban nhân dân, cùng với xác định thời hiệu khởi kiện, tất cả đều là cơ sở để xác định trình tự, thủ tục và đường lối giải quyết tranh chấp.
Quy định về việc xác định ranh giới đất liền kề
Ranh giới giữa các thửa đất bên cạnh được xác định bằng thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà còn được xác định thông qua tập quán địa phương hay quá trình sử dụng đất từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Theo Điều 175 Bộ Luật Dân sự 2015 ranh giới giữa các bất động sản liền kề được quy định như sau:
– Việc xác định ranh giới sẽ dựa trên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
– Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, mọi chủ thể sở hữu các thửa đất liền kề phải thực hiện nghĩa vụ tôn trọng ranh giới, duy trì ranh giới chung, không được lấn, chiếm thay đổi các mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng.
Đồng thời, ranh giới giữa các thửa đất cũng được thể hiện trong bản đồ địa chính của địa phương. Do vậy, trong trường hợp có tranh chấp về ranh giới, các chủ sử dụng đất có thể tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể tiến hành hòa giải.
Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề như thế nào?
Bước 1: Hòa giải ở cơ sở
Hòa giải là hình thức giải quyết trên cơ sở tự thỏa thuận, tự nguyện và tôn trọng lợi ích của các bên. Trường hợp không thỏa thuận được mới làm đơn để gửi lên Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu giải quyết.
Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành hòa giải, đơn vị này sẽ có trách nhiệm thẩm tra thông tin, thẩm tra và thu thập tài liệu. Sau đó thành lập hội đồng hòa giải và tiến hành hòa giải trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trường hợp 1: Hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp 2: Hòa giải không thành, mà các bên đều có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tranh chấp sẽ được giải quyết bằng cách đưa ra Tòa án nhân dân theo khoản 1 điều 203 Luật đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”
Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND huyện để được giải quyết
Nếu trường hợp cơ sở không hòa giải thành công, đương sự có quyền làm đơn lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. Mỗi một cấp độ có thẩm quyền giải quyết các trường hợp khác nhau.
Sau khi nhận được đơn, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan tham mưu giải quyết. Sau đó, cơ quan được giao trách nhiệm sẽ tiến hành thẩm tra, xác minh và tổ chức hòa giải. Bằng cách tụ họp các bộ phận liên quan để tham mưu, hoàn thiện hồ sơ và trình cho chủ tịch UBND cùng cấp xét duyệt.
Bước 3: Khiếu nại lên cấp cao hơn để được giải quyết
Nếu đương sự tiếp tục không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp có thẩm quyền. Đương sự có quyền khiếu nại lên cấp trên như UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xem xét và giải quyết.
Bước 4: Nộp đơn tại TAND
Đương sự có quyền gửi đơn khiếu nại lên Tòa Án nhân dân ngay từ bước thứ hai khi không đồng ý với quyết định của UBND cấp xã. Tòa Án nhân dân phải thụ lý hồ sơ và tiến hành giải quyết theo quy định pháp luật.
Thông tin liên hệ
Vấn đề Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề như thế nào? đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mẫu hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 200 Luật đất đai năm 2013 khi các bên xảy ra tranh chấp thì: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Theo đó, Nhà nước khuyến khích các bên hòa giải thông qua 02 hình thức
Hình thức 1: Tự hòa giải;
Hình thức 2: Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Theo Luật Hòa giải ở cơ sở thì tranh chấp đất đai được hòa giải ở cơ sở do Hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp
( Khoản 1 Điều 175 BLDS 2015)
Thứ nhất, trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dân để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt,…và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.
Thứ hai, ranh, giới thửa đất được xác định căn cứ theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc báo cho Ủy ban cấp xã. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.