Thủ tục gửi con vào trại trẻ mồ côi như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Thủ tục gửi con vào trại trẻ mồ côi như thế nào?

Chào Luật sư, vì gia đình khá đơn chiết chỉ có một mình tôi và bản thân tôi phải đi làm ăn xa, chính vì thế tôi muốn gửi con tôi vào trong trại trẻ mồ côi để có người săn sóc. Chính vì thế mà hiện nay tôi muốn tìm hiểu về thủ tục gửi con vào trại trẻ. Luật sư có thể cho tôi hỏi thủ tục gửi con vào trại trẻ mồ côi như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục gửi con vào trại trẻ mồ côi như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mẫu đơn xin vào trại trẻ mồ côi mới năm 2023

Để có thể gửi con vào vào trại trẻ mồ côi thì bản thân người có bổn phận phải làm đơn xin gửi con vào trại trẻ mồ côi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đang sinh sống. Tuy nhiên để có thể soạn được một mẫu đơn để xin cho con của mình vào trại trẻ mồ côi thì không phải ai cũng biết. Chính vì thế, LSX xin được phép gửi đến quý bạn đọc mẫu đơn xin gửi con vào trại trẻ mồ côi mới nhất năm 2023 để bạn đọc điền thông tin.

Thủ tục gửi con vào trại trẻ mồ côi như thế nào?

Thủ tục gửi con vào trại trẻ mồ côi hiện nay khá phức tạp hơn so với các giai đoạn trước đây, do nhà nước ngày càng quản lý chặt chẽ việc cha mẹ từ chối trách nhiệm nôi dạy trẻ, chính vì thế nếu muốn gửi con vào trại trẻ mồi côi thì con của bạn phải không được gia đình nào nhân nuôi và cần một nơi nuôi dưỡng trong thời gian cần tìm kiếm người nhận nuôi trẻ. Chính vì thế thủ tục gửi con vào trại trẻ mồ côi là cả một quá trình rất dài.

Thủ tục gửi con vào trại trẻ mồ côi như thế nào?
Thủ tục gửi con vào trại trẻ mồ côi như thế nào?

Bước 1: Đăng ký hồ sơ tìm gia đình thay thế cho trẻ mồ côi.

  • Khi bạn có nhu cầu gửi cho vào trong trại trẻ mồ côi, thì bạn sẽ tiến hành gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang sinh sống, sau đó Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành lập hồ sơ và Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Xem xét hồ sơ tìm gia đình thay thế cho trẻ mồ côi.

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi.

Bước 3: Làm hồ sơ đưa trẻ vào trại trẻ mồ côi.

  • Nếu không có ai nhận trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ làm thủ tục gửi trẻ vào trại trẻ mồ coi để nuôi dưỡng trong thời gian tìm được gia đình thích hợp cho trẻ.

Cha mẹ ly hôn không ai nhận trách nhiệm nuôi con thì có thể gửi con vào trại mồ côi không?

Cha mẹ ly hôn không ai nhận trách nhiệm nuôi con thì có thể gửi con vào trại mồ côi không? Câu trả là tùy trường hợp. Nếu cả cha và mẹ khi ly hôn không ai nhận trách nhiệm nuôi con thì trách nhiệm nuôi con sẽ phải đẩy về người thân trong gia đình. Nếu còn người thân trong gia đình nuôi dưỡng thì trẻ em đó sẽ không được xem là trẻ mồi côi và sẽ không được nhận vào trại trẻ mồi côi tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em như sau:

“1. Trường hợp trẻ em không được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc thì cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em đó.

2. Việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được quy định như sau:

b) Trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục gửi con vào trại trẻ mồ côi như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Tách hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký nhu cầu nhận con nuôi như thế nào?

Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật này nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết.

Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có gì?

Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:

1. Đơn xin nhận con nuôi;

2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

3. Phiếu lý lịch tư pháp;

4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.

Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi như thế nào?

1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm