Chào Luật sư, tháng 10 sắp tới vợ tôi sẽ sẽ bước vào thời kỳ dự sinh, chính vì thế tôi muốn tìm hiểu về chế độ thai sản dành cho nam giới khi vợ sinh con. Bởi đây là lần đầu tiên tôi có con cho nên tôi không biết phải làm thủ tục thai sản như thế nào cả. Luật sư có thể chỉ cho tôi thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng năm 2023 như thế nào được không ạ?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Điều kiện và thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho chồng
Điều kiện để mọt người nam giới tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể hưởng được chế độ thai sản đó chính là vợ anh ấy đang mang thai và sinh con. Đây được xem là điều kiện khá dễ dàng hiện nay khi phát sinh chế độ hưởng bảo hiểm xã hội. Còn về thời gian hưởng chế độ thai sản sẽ tuỳ thuộc vào vợ của người nam tham gia bảo hiểm xã hội sinh được bao nhiêu người con và điều kiện sinh như thế nào. Ví dụ nếu vợ sinh mở và sinh được một người con thì chồng sẽ được nghỉ hộ sản 07 ngày.
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
“Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.5
Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con hiện nay được quy định rõ ràng và chi tiết tại Quyết định 1904/QĐ-LĐTBXH. Một bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản hoàn chỉnh để nộp cho phía cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm bản sao giấy chứng sinh, giấy xác nhận ra viện, thông tin hưởng chế độ thai sản từ doanh nghiệp và giấy tờ tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp.
Theo Quyết định 1904/QĐ-LĐTBXH quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con quy định như sau:
“- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con.
– Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
– Giấy tờ của người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được dịch ra Tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng năm 2023
Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng năm 2023 hiện nay sẽ được diễn ra theo ba bước. Bước một người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ thai sản cho người sử dụng lao động. Bước hai, sau khi nhận xong hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành tiếp nhận và xử lý hồ sơ thai sản. Và bước ba là người lao động sẽ nhận lại được số tiền thai sản thông qua việc chi trả của bảo hiểm xã hội.
Theo Quyết định 1904/QĐ-LĐTBXH quy định về thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con quy định như sau:
“Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng năm 2023:
- Bước 1: Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ thai sản theo quy định này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thời hạn giải quyết: Trong 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Lệ phí: Không.”
Mức hưởng chế độ thai sản khi nam giới có vợ sinh con
Mức hưởng chế độ thai sản khi nam giới có vợ sinh con hiện nay sẽ rơi vào mức hưởng 100% tiền lương của ngày nghỉ thai sản tương ứng với số tiền mà người đó đã đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong 06 tháng gần nhất. Đây được xem là số tiền chi trả hoàn toàn xứng đáng, bởi việc chăm sóc vợ sau khi sẽ làm mất nguồn thu nhập đối với người lao động, chính vì thế việc hưởng 100% lương khi nghỉ chăm vợ là hoàn toàn hợp lý.
Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
“Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
– Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
– Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
– Lao động nữ, lao động nữ mang thai hộ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
– Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
– Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;
– Trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con;
– Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ;
– Trong trường hợp sau khi sinh con mà lao động nữ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của lao động nữ mang thai hộ;
– Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.