Hiện nay có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế vì nhiều lý do khác nhau. Nếu muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục khôi phục mã số thuế. Vậy hồ sơ khôi phục mã số thuế gồm những gì? Trình tự thủ tục ra sao? Hãy cùng Phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư X tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Các trường hợp được xin khôi phục mã số thuế doanh nghiệp năm 2021
Theo Điều 40 về các trường hợp được xin khôi phục mã số thuế như sau:
a) Được cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc giấy phép tương đương;
b) Khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế; nhưng cơ quan thuế chưa ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
c) Khi cơ quan thuế có thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; nhưng chưa bị thu hồi giấy phép và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Như vậy khi phát hiện doanh nghiệp bị đóng mã số thuế; kế toán hoặc chủ doanh nghiệp cần liên hệ ngay với người quản lý thuế; hoặc Bộ phận quản lý thông tin doanh nghiệp để xác định lý do; và thời điểm bị đóng mã số thuế. Đây là căn cứ quan trọng để xác định việc cần làm khi muốn mở lại mã số thuế doanh nghiệp.
Hồ sơ khôi phục mã số thuế doanh nghiệp năm 2021
a) Người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định; nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi; thì hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;
– Bản sao văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập; và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền.
b) Sau khi cơ quan thuế có Thông báo về việc người nộp thuế; không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy định; nhưng chưa bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì; người nộp thuế nộp Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp; trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
c) Người nộp thuế khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh; sau khi đã nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế; nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế; thì người nộp thuế nộp Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế; đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày; cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
d) Người nộp thuế đã nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế do chia; hợp nhất; sáp nhập đến cơ quan thuế theo quy định sau đó có văn bản hủy Quyết định chia; hợp đồng sáp nhập; hợp đồng hợp nhất; và cơ quan đăng ký kinh doanh chưa chấm dứt hoạt động đối với doanh nghiệp bị sáp nhập; bị hợp nhất thì hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế gồm:
- Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao văn bản hủy bỏ Quyết định chia, Hợp đồng sáp nhập, Hợp đồng hợp nhất.
Thủ tục khôi phục mã số thuế doanh nghiệp năm 2021
Trường hợp doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế do lỗi của cơ quan thuế:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị khôi phục MST
Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế (Mẫu 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư 105/2020/TT-BTC);
Bản photo văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép; (đối với trường hợp NNT đề nghị khôi phục MST do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép);
Bước 2: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế, cơ quan thuế sẽ xử lý hồ sơ.
MST của NNT sẽ được khôi phục trên hệ thống ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục mã số thuế.
Trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở
Bước 1: Nộp hồ sơ khôi phục MST
Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế (Mẫu 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư 105/2020/TT-BTC)
Bước 2: Nộp các hồ sơ kê khai còn thiếu; số tiền còn nợ (nếu có); cơ quan thuế xác minh trụ sở.
Bước 3. Lấy kết quả:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày NNT chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ; cơ quan thuế:
- Lập Thông báo khôi phục mã số thuế mẫu 19/TB-ĐKT (mẫu ban hành kèm theo thông tư 105/2020/TT-BTC); gửi NNT chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo; đồng thời thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
- In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế/Thông báo MST cho NNT trong trường hợp NNT đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST.
Trường hợp doanh nghiệp xin đóng mã số thuế nhưng nay muốn khôi phục hoạt động
Các bước thực hiện trường hợp này giống trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở; tuy nhiên không thực hiện thủ tục phải xác minh trụ sở chính của doanh nghiệp.
Dịch vụ khôi phục mã số thuế doanh nghiệp năm 2021 của Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Nếu còn thắc mắc và muốn tư vấn thêm về những vấn đề trên; hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0833102102
Câu hỏi liên quan
Người nộp thuế phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, hóa đơn theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế trước khi khôi phục mã số thuế.
Các trường hợp cần xác minh tình trạng hoạt động của NNT tại địa chỉ đã đăng ký gồm: Quá thời hạn NNT không nộp hồ sơ khai thuế; NNT không nhận văn bản của cơ quan thuế gửi qua bưu điện; Cơ quan thuế nhận được thông tin bằng văn bản do các tổ chức, cá nhân cung cấp về việc NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;…
Người nộp thuế khi khôi phục mã số thuế theo quy định có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn còn thiếu; hoàn thành đầy đủ số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi khôi phục mã số thuế (trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận nộp dần tiền thuế nợ theo cam kết của người nộp thuế hoặc khoản tiền nợ đã được gia hạn nộp hoặc khoản tiền nợ không phải tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế).