Giấy khai sinh được coi là giấy tờ tùy thân bắt buộc đầu tiên đối với mọi công dân Việt Nam. Tuy nhiên, bản chính giấy khai sinh thường được sử dụng để lưu trữ, do đó, bản sao giấy khai sinh sẽ được sử dụng trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như khi bạn đi học, khi bạn thi đậu bằng lái xe, trong hồ sơ xin việc. quá trình. biểu mẫu … Đây là lý do tại sao bạn nên chuẩn bị một bản sao giấy khai sinh của bạn để sử dụng ngay lập tức nếu cần. Luật sư X hướng dẫn cho các bạn thủ tục làm bản sao giấy khai sinh mới nhất hiện nay 2022.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Nghị định số 23/2015/NĐ – CP
Tìm hiểu về bản sao giấy khai sinh là gì?
Bản sao theo quy định pháp luật bản copy từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác nội dung từ bản gốc. Như vậy bản sao giấy khai sinh trên thực tế sẽ tồn tại hai loại đó là:
- Bản sao giấy khai sinh được cấp từ sổ gốc, loại bản sao này trong thực tế có thể phân biệt với bản chính thông qua cụm từ bản sao thường được viết dưới cụm từ “Giấy khai sinh” có chữ bá ản sao ở dưới. Do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
- Bản sao giấy khai sinh được photo nhưng được chứng thực tại văn phòng công chứng, hay tại ủy ban nhân dân xã phường/phường nơi người khai sinh được cấp giấy khai sinh.
Giá trị của bản sao Giấy khai sinh
Theo Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, giá trị của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc và bản sao Giấy khai sinh chứng thực đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Làm bản sao giấy khai sinh ở đâu?
Khi cần giấy khai sinh để làm hồ sơ xin việc, làm thủ tục nhập học,… thì làm giấy khai sinh bản sao ở đâu. Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm về làm giấy khai sinh bản sao ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 23/2015/NĐ – CP thì:
Cơ quan, tổ chức đang quản lý số gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao giấy khai sinh là cơ quan nơi đang thực hiện việc quản lý giấy khai sinh gốc, tức là thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.
Thủ tục làm bản sao giấy khai sinh được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch:
“1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.”
Thứ nhất, hồ sơ tiến hành thủ tục làm giấy khai sinh bản sao:
Căn cứ Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, hồ sơ xin trích lục bản sao giấy khai sinh bao gồm:
– Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu
– Giấy tờ tùy thân (hộ chiếu/CMND/thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng);
– Giấy tờ ủy quyền (Trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục);
– Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.
Thứ hai, trình tự, thủ tục làm giấy khai sinh bản sao:
– Ngay sau khi nhận được yêu cầu cấp trích lục bản sao Giấy khai sinh, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì công chức hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
– Nếu hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối.
Bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?
Luật Công chứng năm 2014 không quy định thời hạn có hiệu lực của văn bản công chứng, chứng thực, không có lý do gì để yêu cầu bản sao Giấy khai sinh phải trong thời hạn 6 tháng.
Khác với các loại giấy tờ có thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đều có thời hạn 6 tháng thì Giấy khai sinh là loại giấy tờ nhiều năm không thay đổi cũng không có thời hạn sử dụng. Do đó, bản sao Giấy khai sinh đương nhiên không có thời hạn.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Thủ tục làm bản sao giấy khai sinh mới nhất hiện nay 2022” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra số mã số thuế cá nhân, xin đổi tên trong giấy khai sinh, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, mã số thuế cá nhân, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn thủ tục đổi tên giấy khai sinh nhanh chóng nhất
- Người dân được phép sử dụng Giấy khai sinh điện tử để thay cho bản giấy không?
- Làm giấy khai sinh bao lâu thì có?
Câu hỏi thường gặp
Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Trong một số trường hợp, khi bị mất Giấy khai sinh bản gốc, công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh. Tuy nhiên, hầu hết mất giấy khai sinh bản gốc chỉ được cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh lại mất nhiều thời gian hơn so với đăng ký khai sinh lần đầu, thông thường là trong 05 ngày làm việc. Trường hợp đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì mất từ 05 – 08 ngày làm việc.
Thông thường, sau khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành khai sinh cho trẻ, công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành lập giấy khai sinh cho trẻ ngay và trình Chủ tịch UBND cấp xã ký ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trừ trường hợp liên thông thủ tục đăng ký khai sinh sẽ mất thời gian lâu hơn, tùy thuộc vào thủ tục được liên thông, tối đa là 20 ngày với liên thông khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ.