Làm giấy khai sinh bao lâu thì có?

bởi TranQuynhTrang
Làm giấy khai sinh bao lâu thì có

Sau khi sinh, việc đăng ký khai sinh cho con là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, do bận rộn, nhiều người quên mất việc đăng ký khai sinh cho con, hoặc một số người cho rằng bao giờ đăng ký cũng được. Vậy theo quy định của pháp luật, làm giấy khai sinh bao lâu thì có? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về nội dung trên

Căn cứ pháp lý

Luật Hộ tịch 2014

Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Làm giấy khai sinh bao lâu thì có?

Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định “Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh.”

Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Lưu ý:

– Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

– Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.

Vậy làm giấy khai sinh bao lâu thì lấy được, mời bạn theo dõi nội dung dưới đây

Làm giấy khai sinh bao lâu thì lấy được?

Theo quy định ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Như vậy, ngày sau khi nộp hồ sơ đăng ký khai sinh, trường hợp hồ sơ đẩy đủ, người đi đăng ký sẽ nhận ngay giấy khai sinh.

Thời gian làm giấy khai sinh cho con là bao lâu sau khi sinh?

Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định “trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”

Theo đó trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, người thân của trẻ phải có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ.

Đăng ký khai sinh muộn so với thời hạn quy định trên có bị xử phạt theo quy định của pháp luật hay không?

Theo quy định tại điều 37 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;

c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, có thể thấy việc đăng ký khai sinh muộn sẽ không bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Thay vào đó, hành vi này có thể bị xem xét đến vấn đề phải nộp lệ phí đăng ký hộ tịch vì theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014, nếu bạn đăng ký khai sinh trong thời hạn 60 ngày kể từ khi sinh thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch. Còn trong trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn bạn sẽ phải nộp lệ phí, mức nộp tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Làm giấy khai sinh bao lâu thì có”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách dò mã số thuế cá nhân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan nào?

Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).

Giấy khai sinh có ghi giờ sinh không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh gồm:
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Như vậy, có thể thấy trên Giấy khai sinh sẽ chỉ ghi thông tin ngày, tháng, năm sinh mà không ghi thông tin giờ sinh của người được cấp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm