Thủ tục làm lại giấy khai sinh gốc là thủ tục hành chính, diễn ra khi cá nhân, vì nhiều lí do khách quan lẫn chủ quan, làm thất lạc Giấy khai sinh bản gốc hoặc một số giấy tờ để làm giấy khai sinh và có nhu cầu muốn LÀM LẠI Giấy khai sinh gốc. Quy trình thực hiện này có điểm nào đáng lưu ý. Hồ sơ đăng ký lại khai sinh bao gồm những gì? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ quy định pháp luật về nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch năm 2014
Thủ tục làm lại giấy khai sinh gốc
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân, đóng vai trò rất quan trọng vì đó là căn cứ để thực hiện các quyền lợi khác của công dân như: đăng ký hộ khẩu, làm thẻ bảo hiểm y tế, làm chứng minh nhân dân…
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014, cá nhân khi đăng ký lại khai sinh cần đáp ứng những điều kiện sau :
- Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
- Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
- Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Thủ tục xin cấp lại giấy khai sinh bản gốc như thế nào? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo
Thủ tục xin cấp lại giấy khai sinh bản gốc
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu quy định. Trong tờ khai cần có cam đoan về việc đã được đăng ký khai sinh nhưng không có lưu giữ được bản chính giấy khai sinh.
– Bản sao các hồ sơ, giấy tờ hay các tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh;
– Nếu người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài những giấy tờ trên thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về những nội dung như họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, quan hệ cha con, mẹ con phù hợp với hồ sơ mà đơn vị đó đang quản lý.
Từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ công chức hộ tịch sẽ kiểm tra và xác minh hồ sơ trong thời gian là 05 ngày làm việc. Sau khi xem xét nếu việc đăng ký khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức hộ tịch sẽ thực hiện đăng ký lại khai sinh theo quy định của Luật Hộ tịch.
Thủ tục làm lại giấy khai sinh bị sai
Hiện tại việc cá nhân đã được cấp giấy khai sinh mà do người đi đăng ký khai sinh có sai sót hoặc cơ quan đăng ký hộ tịch hiện tại chưa có văn bản nào quy định về việc cấp lại.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 17 của thông tư số 04/2020/TT-BTP có nêu rõ trường hợp là:
” Điều 17.Cải chính hộ tịch
1. Việc cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch; không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.
2. Sai sót trong đăng ký hộ tịch là sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch.”
Do đó, trong trường hợp này khi phát hiện có sự sai sót từ chính cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc của người trước đó đi đăng ký khai sinh thì cần phải tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch theo quy định của Điều 28 Luật Hộ tịch 2014:
” Điều 28.Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hộ kinh doanh đăng ký mã số thuế không thì có cần hay không?
- Môi giới thương mại là gì? Quy định của pháp luật về môi giới thương mại.
- Điều kiện mở công ty thiết kế nội thất là gì?
- Nằm phòng dịch vụ có được thanh toán bảo hiểm
- Thông báo ngừng kinh doanh hộ cá thể
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục làm lại giấy khai sinh gốc“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xin xác nhận độc thân, đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, đăng ký bảo hộ logo… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch…
Nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau theo Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh lại:
– Đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016;
– Sổ hộ tịch và bản chính Giấy khai sinh đều bị mất.