Ly hôn là vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng hiện nay vẫn còn đắn đo, suy nghĩ. Vì kết hôn là chuyện cả đời thì ly hôn cũng vậy, phải có một lý do làm mục đích hôn nhân không còn được đảm bảo thì khi đó việc ly hôn mới có thể được thành toàn. Nếu vợ chồng có thể bình đẳng về quyền ly hôn thì pháp luật lại bảo vệ trẻ em đầu tiên, vậy nên khi người vợ mang thai hay con trong độ tuổi pháp luật quy định thì người cha, người chồng sẽ bị hạn chế quyền ly hôn. Vậy nên, nếu người vợ đang mang thai mà muốn ly hôn thì sẽ được Tòa xử lý như thế nào? Pháp luật quy định ra sao về vấn đề ly hôn khi vợ đang mang thai? Thủ tục ly hôn khi vợ đang mang thai diễn ra như thế nào?
LSX sẽ trả lời những câu hỏi trên trong bài viết sau. Hi vọng những thông tin này sẽ là những thông tin bổ ích cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Ly hôn là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giải thích từ ngữ như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Theo đó, việc ly hôn được hợp pháp khi đã có bản án, quyết định của Tòa án ban hành. Nếu như hai vợ chồng cãi nhau và tự ý ly hôn nhưng khi chưa có bản án hay quyết định công nhận của Tòa án thì việc ly hôn vẫn chưa có hiệu lực và vẫn tồn tại quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý.
Bản án, quyết định của Tòa án được ban hành dựa trên cơ sở người vợ người chồng cùng thuận tình ly hôn để chấm dứt quan hệ vợ chồng hoặc xuất phát từ yêu cầu của người chồng hoặc người vợ khi có căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân gia đình.
Việc chấm dứt hôn nhân cũng có thể xuất phát từ yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng để bảo vệ quyền lợi cho người vợ, người chồng này.
Có được ly hôn khi vợ đang mang thai?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định:
“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Về nguyên tắc thì vợ/chồng có quyền làm đơn ly hôn đơn phương mà không cần sự đồng ý của vợ. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 51 nêu trên thì có quy định rằng nếu như vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì anh không có quyền đơn phương ly hôn với vợ trong khoảng thời gian này. Như vậy, muốn ly hôn thì sẽ không được phép ly hôn. Sau nà,y con đủ 12 tháng tuổi thì anh mới có quyền làm đơn đơn phương ly hôn.
Hiện nay, pháp luật không thừa nhận ly thân cũng không có quy định ly thân bao lâu sẽ được ly hôn do đó việc ly thân sẽ là do các bên tự thỏa thuận, bởi việc ly thân chỉ được xem là một trong những căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn sau này.
Những điều cần lưu ý: Trong trường hợp này vợ đồng ý thì anh có thể ly hôn được, không cần phải đợi sau khi sinh con 1 năm.
Làm thế nào để ly hôn khi vợ đang mang thai?
Theo quy định về quyền yêu cầu ly hôn được nêu tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chỉ người chồng là người bị hạn chế về quyền yêu cầu đơn phương ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Do đó, khi chồng có yêu cầu ly hôn đơn phương Tòa án sẽ không thụ lý giải quyết.
Tuy nhiên, khi cả hai vợ chồng đều đồng ý về việc ly hôn và thỏa thuận được vấn đề quyền nuôi con, cấp dưỡng, phân chia tài sản (thuận tình ly hôn) hoặc người vợ có yêu cầu giải quyết ly hôn thì Tòa án vẫn sẽ tiếp nhận và giải quyết theo yêu cầu.
Như vậy, trong trường hợp của bạn để giải quyết ly hôn thì bạn có thể thực hiện một trong hai cách sau đây:
Bạn nên trao đổi với vợ của bạn về tình hình mâu thuẫn hiện tại. Nếu cả bạn và vợ bạn đồng ý giải quyết theo thủ tục thuận tình ly hôn hoặc vợ bạn có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án vẫn sẽ xem xét giải quyết.
Trường hợp vợ bạn không đồng ý về việc giải quyết ly hôn, bạn cần chờ đến khi con bạn sinh ra và đủ 12 tháng tuổi thì yêu cầu giải quyết ly hôn của bạn sẽ được Tòa án giải quyết.
Thủ tục ly hôn khi vợ đang mang thai
Thủ tục thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai
Thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai cần tiến hành theo thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Nếu hai vợ chồng đã thỏa thuận được về vấn đề ly hôn, hai bạn sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:
- Mẫu đơn yêu cầu thuận tình ly hôn
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao chứng thực);
- Sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao chứng thực);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản của cả hai vợ chồng (bản sao chứng thực).
Bước 2: Nộp đơn lên Tòa để giải quyết thuận tình ly hôn
Hồ sơ thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân huyện nơi người chồng hoặc người vợ đang sinh sống.
Đó có thể là nơi đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú của vợ hoặc chồng.
Bạn sẽ nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa/bộ phận tiếp dân của Tòa án nhân dân huyện đó.
Bước 3: Nộp lệ phí ly hôn thuận tình
Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ được Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí tại Cục thi hành án dân sự.
Vậy ly hôn thuận tình mất bao nhiêu?
Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH án phí thuận tình ly hôn sẽ là 300.000 VNĐ.
Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí thì vụ việc của bạn sẽ được tòa án thụ lý để giải quyết theo thủ tục chung.
Bước 4: Tiến hành phiên giao nộp, tiếp cận chứng cứ
Các bên sẽ lên Tòa án để tiến hành tiếp cận, giao nộp chứng cứ (nếu có) cho Tòa án.
Trên thực tế, tiến hành phiên giao nộp và tiếp cận chứng cứ sẽ được gộp chung với bước hòa giải.
Tiến hành hòa giải và giải quyết ly hôn thuận tình cho các đương sự
Vợ chồng mâu thuẫn sâu sắc dẫn đến ly hôn, vậy thuận tình ly hôn có cần hòa giải không? Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần?
Theo quy định, thẩm phán sẽ phải:
- Tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ;
- Giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Trường hợp hòa giải thành công cho vợ chồng đoàn tụ với nhau thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của cả hai vợ chồng, nghĩa là vụ việc sẽ không được giải quyết.
Trường hợp không hòa giải được, tức là vợ chồng vẫn mong muốn được ly hôn thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận vợ chồng theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi có đầy đủ 3 điều kiện như sau:
- Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
- Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
- Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hòa giải đoàn tụ không thành mà không có bên nào nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó (thỏa thuận về con cái, tài sản, cấp dưỡng) thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Như vậy, xét về thủ tục ly hôn khi mang thai ta thấy ly hôn khi vợ mang thai trong trường hợp thuận tình hay người vợ đơn phương ly hôn khi mang bầu thì các giấy tờ kèm theo hay mẩu đơn ly hôn khi đang mang thai vẫn tương tự như thủ tục ly hôn khi không mang thai.
Thủ tục đơn phương ly hôn khi vợ đang mang thai
Đơn phương ly hôn khi mang thai được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Nếu bạn muốn yêu cầu ly hôn đơn phương, bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ sau:
- Mẫu đơn ly hôn đơn phương;
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao công chứng);
- Sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao công chứng);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao công chứng);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản của cả hai vợ chồng (bản sao công chứng).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của người chồng.
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Chánh án Tóa án phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán được giao giải quyết vụ án đưa ra một trong các quyết định:
(1) Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
(2) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;
(3) Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền;
(4) trả lại đơn cho người khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung.
Thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí
Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Không nộp theo thời hạn quy định thì Tòa án sẽ trả lại đơn cho người khởi kiện. Sau khi nộp biên lai tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ xem xét việc thụ lý đơn xin đơn phương ly hôn.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử vụ án
Tòa án sẽ tiến hành tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Bước 5: Quyết định đưa vụ án ra xét xử
Nếu xem xét đủ điều kiện thì Thẩm phán quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Có thể gia hạn thời hạn này nhưng không quá 02 tháng. Kết thúc phiên tòa, kết quả giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn sẽ được quyết định bằng bản án.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách làm đơn ly hôn nhanh nhất theo quy định năm 2023?
- Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào?
- Thủ tục ly hôn khi không có giấy đăng ký kết hôn năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục ly hôn khi vợ đang mang thai” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục phân chia di sản thừa kế. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Điều kiện về vật chất (kinh tế):
Chị phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:
Thu nhập thực tế
Công việc ổn định
Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)
– Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…
Sau khi ly hôn, nếu thỏa thuận được người sẽ nuôi dưỡng con thì thực hiện theo thỏa thuận đó. Nếu không thỏa thuận được thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, giáo dục thì sẽ giao cho người bố hoặc một người khác theo quy định. Và người nào không trực tiếp nuôi dưỡng sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con.
Như vậy, mặc dù người mẹ được ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi nhưng nếu không đủ điều kiện để chăm sóc và cho con môi trường tốt nhất thì có thể sẽ không được trực tiếp nuôi con.