Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y năm 2023

bởi Minh Trang
Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y

Hiện nay, chú tôi là một giám định viên pháp y bên Quân đội. Ông là một pháp y có hơn hai mươi năm thâm niên trong nghề. Chúng ta hầu như chẳng mấy ai xa lạ với nghề pháp y. Đó là một nghề rất cao cả, đòi hỏi con người phải có một lòng dũng cảm và tinh thần thép cao độ thì mới có thể làm được công việc này. Tuy nhiên, dạo gần đây sức khoẻ chú tôi bị giảm sức, tinh thần bị yếu đi, không còn tiếp tục được công việc pháp y nữa. Chinh vì vậy, chú tôi muốn xin nghỉ việc để dưỡng bệnh. Vậy theo pháp luật quy định thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y như thế nào? Theo quy định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y ra sao? Cảm ơn câu hỏi của bạn. Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết dưới đây. Chúng tôi mong rằng bài viết sẽ giải đáp được thắc mắc và hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 11/2022/TT-BYT
  • Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020

Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y như thế nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 6 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định về thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần trong thời gian tới như sau:

– Tại cấp Trung ương

+ Cơ quan đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi đến Bộ Y tế (qua Vụ Tổ chức cán bộ). Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ Pháp chế rà soát hồ sơ,

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần và điều chỉnh danh sách giám định viên trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp. Trường hợp không miễn nhiệm thi Bộ Y tế thông báo cho cơ quan để nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Tại cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

+ Cơ quan đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thân lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi đến Sở Y tế. Sở Y tế phối hợp với Sở Tư pháp rà soát hồ sơ.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần và điều chỉnh danh sách giám định viên trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp. Trường hợp không miễn nhiệm thì Sở Y tế thông báo cho cơ quan đề nghị miễn nhiệm bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thông tư 11/2022/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.

Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y
Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y

Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y

Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định như sau:

Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần

1. Các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viện pháp y tâm thần thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp và khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Theo Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần như sau:

– Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;

– Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012.

Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm cần những giấy tờ gì?

Tại khoản 2 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định như sau:

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp

2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm:

a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;

b) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm gồm:

– Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên pháp y hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên;

– Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên pháp y không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm.

Trường hợp nào miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định như sau:

Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần

1. Các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viện pháp y tâm thần thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp và khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Theo Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định các trường hợp miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần như sau:

– Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012;

– Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012;

– Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;

– Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012;

– Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;

– Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;

– Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;

– Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục thành lập công ty cho vay tín dụng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y

Đối với giám định viên pháp y, về trình độ chuyên môn: Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo quy định tại Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học phù hợp với mỗi lĩnh vực giám định. Cụ thể: Nhóm ngành đào tạo y học (trừ ngành đào tạo y học dự phòng) đối với người thực hiện giám định về lĩnh vực pháp y; nhóm ngành đào tạo dược học, ngành đào tạo hóa học đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực độc chất; nhóm ngành đào tạo sinh học, sinh học ứng dụng đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực y sinh; nhóm ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực giám định pháp y khác.
Về nghiệp vụ giám định, phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do Viện Pháp y Quốc gia cấp.
Thời gian thực tế hoạt động chuyên môn: Phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 5 năm trở lên. Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 3 năm trở lên.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần

Đối với giám định viên pháp y tâm thần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn là bác sĩ thuộc ngành đào tạo y đa khoa đã được cấp Chứng chỉ hoặc Giấy chứng nhận đào tạo chuyên môn về tâm thần từ 6 tháng trở lên tại cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo chuyên ngành tâm thần; hoặc bác sĩ đã được cấp văn bằng đào tạo sau đại học chuyên khoa tâm thần (Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ, Tiến sĩ).
Nghiệp vụ giám định: Phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần do Viện Pháp y tâm thần Trung ương hoặc Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa cấp.
Thời gian thực tế hoạt động chuyên môn: Phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 5 năm trở lên. Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 3 năm trở lên.
Ngoài ra, thủ tục bổ nhiệm giám định viên ở cấp Trung ương quy định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm, như sau: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc Bộ mình.
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quy định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm, trong đó Công an tỉnh, Trung tâm pháp y tỉnh, các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này, hướng dẫn cá nhân hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, gửi đến Sở Y tế tỉnh…

Yêu cầu về chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần như thế nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần

2. Nghiệp vụ giám định
a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do Viện Pháp y Quốc gia cấp.
b) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần: phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần do Viện Pháp y tâm thần Trung ương hoặc Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa cấp.

Theo đó, trong thời gian tới thì giám định viên pháp y phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do Viện Pháp y Quốc gia cấp
Giám định viên pháp y tâm thần phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần do Viện Pháp y tâm thần Trung ương hoặc Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa cấp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm