Thủ tục nhập khẩu hàng hóa để in đúc tiền năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa để in đúc tiền năm 2023

Ngày 25/12/2018 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 38/2018/TT-NHNN quy định về việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định của Thông tư việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo phương thức chỉ định thương nhân, nội dung này được quy định cho tiết tại phụ lục II ban hành theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Bên cạnh đó việc in, đúc tiền còn được thể hiện là hoạt động kinh doanh mà Nhà nước độc quyền thương mại. Vậy chi tiết nội dung quy định này ra sao và thủ tục nhập khẩu hàng hóa để in đúc tiền hiện nay như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 38/2018/TT-NHNN

In, đúc tiền là hoạt động kinh doanh mà Nhà nước độc quyền thương mại

Theo Nghị định 94/2017/NĐ-CP, độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại là hoạt động thương mại chỉ do cơ quan nhà nước có quyền thực hiện hoặc các doanh nghiệp nhà nước được giao thực hiện. Dự thảo cũng khẳng định: Chỉ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo đảm lợi ích quốc gia hoặc các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu và khả năng tham gia.

Danh mục 20 hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại gồm:

1. Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện cụ thể)

2. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp

3. Sản xuất vàng miếng

4. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng

5. Phát hành xổ số kiến thiết

6. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ hàng miễn thuế)

7. Hoạt động dự trữ quốc gia

8. In, đúc tiền

9. Phát hành tem bưu chính Việt Nam 

10. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan

11. Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng, vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa để in đúc tiền năm 2023
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa để in đúc tiền năm 2023

12. Vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng

13. Quản lý, vận hành, khai thác đài thông tin duyên hải

14. Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn

15. Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư

16. Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè biển trong trường hợp giao kế hoạch

17. Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ khu rừng bảo vệ cảnh quan được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế)

18. Xuất bản (không bao gồm in và phát hành)

19. Duy trì, quản lý, khai thác mạng bưu chính công cộng

20. Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí

Hình thức nhập khẩu tiền hàng hóa để in, đúc tiền như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 38/2018/TT-NHNN thì hình thức nhập khẩu như sau:

1. Danh mục hàng hóa chỉ định cơ sở in, đúc tiền nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Ngân hàng Nhà nước có văn bản chỉ định và cho phép cơ sở in, đúc tiền được nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này.

STTTÊN HÀNG HÓA SỐ THEO BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU
ChươngNhómPhân nhóm
1Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại    
 – Bằng thép hợp kim72249000
– Bằng thép không gỉ72189900
– Bằng sắt, thép không hợp kim72069000
2Giấy in tiền   
2.1– Giấy in tiền cotton    
 – – Ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp48026911
– – Loại khác48026919
2.2– Giấy in tiền polymer    
 – – Từ các polymer trùng hợp    
– – – Dạng tấm và phiến39209921
– – – Loại khác39209929
– – Từ các polymer trùng ngưng hoặc tái sắp xếp    
– – – Dạng tấm và phiến39209931
– – – Loại khác39209939
– – Loại khác39209990
3Mực in tiền    
 – Mực in tiền màu đen được làm khô bằng tia cực tím32151110
– Mực in tiền màu đen loại khác32151190
– Mực in tiền màu khác32151900
4Máy ép foil chống giả84201090
5Foil chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý49119990
6Máy in tiền    
6.1Máy phủ Varnish    
 – Máy in phủ Varnish theo công nghệ in Flexo. Có thể in được mực không màu phát quang UV84431600
 – Máy in phủ Varnish theo công nghệ in Offset. Có thể in được mực không màu phát quang UV84431300
 – Máy in phủ Varnish kết hợp cả công nghệ Flexo và Offset. Có thể in được mực không màu phát quang UV84431900
6.2Máy in số84431900
6.3Máy in lõm84431900
6.4Máy in Offset84431300
6.5Máy in lưới84431900
7Máy đúc, dập tiền kim loại84624910

Danh mục hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền

Theo Thông tư 38/2018/TT-NHNN quy định về danh mục hàng hóa chỉ định cơ sở in, đúc tiền nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

– Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại;

– Giấy in tiền;

– Mực in tiền;

– Máy ép foil chống giả;

– Foil chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý;

-Máy in tiền;

– Máy đúc, dập tiền kim loại.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa để in đúc tiền năm 2023

1. Việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra chất lượng các loại tiền trước khi cơ sở in, đúc tiền giao cho Ngân hàng Nhà nước.

3. Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ sở in, đúc tiền quản lý từng loại tiền in, đúc; hướng dẫn và giám sát các cơ sở in, đúc tiền thực hiện tiêu hủy các loại giấy in tiền hỏng, sản phẩm in, đúc hỏng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thủ tục nhập khẩu hàng hóa để in đúc tiền năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Việc in, đúc tiền được thực hiện dựa trên cơ sở nào?

Việc in, đúc tiền tại cơ sở in, đúc tiền được thực hiện trên cơ sở:
a) Hợp đồng in, đúc tiền được ký giữa Ngân hàng Nhà nước và cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền được Thống đốc phê duyệt.
b) Mẫu in chuẩn đa hình (đối với tiền giấy) và mẫu đúc chuẩn đơn hình (đối với tiền kim loại) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền được Thống đốc phê duyệt.

In, đúc tiền ở nước ngoài cần tuân thủ quy định nào?

Trường hợp in, đúc tiền ở nước ngoài, Cục Phát hành và Kho quỹ báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Việc lựa chọn cơ sở in, đúc tiền nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đảm bảo chất lượng đồng tiền và an ninh, an toàn trong quá trình in, đúc tiền.

Quản lý chất lượng, số lượng tiền in, đúc như thế nào?

– Trong quá trình sản xuất, cơ sở in, đúc tiền phải tuân thủ quy trình công nghệ in, đúc tiền và các quy định về quản lý chất lượng trong quá trình in, đúc tiền, đảm bảo sản phẩm giao cho Ngân hàng Nhà nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền. Kết quả kiểm tra chất lượng của cơ sở in, đúc tiền phải thể hiện bằng văn bản, có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở in, đúc tiền.
– Việc giám sát, kiểm tra chất lượng tiền in, đúc theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền, quy trình công nghệ sản xuất đồng tiền và các yêu cầu kỹ thuật khác.
– Trước khi cơ sở in, đúc tiền giao sản phẩm cho Ngân hàng Nhà nước, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đồng tiền theo phương pháp chọn mẫu và kết quả phải được thể hiện bằng văn bản. Tiêu chuẩn kiểm tra đối với chất lượng tiền mới in, đúc do Thống đốc quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm