Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm được các quốc gia chú trọng phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, ngoài các cơ sở giáo dục truyền thống, nhiều cơ sở giáo dục đào tào được thành lập có chương trình đào tạo liên kết với giáo dục nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh, sinh viên Vậy trong trường hợp muốn liên kết giáo dục với nước ngoài thì cần phải làm thủ tục như thế nào? Hồ sơ làm thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài gồm những gì? Thẩm quyền phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài thuộc về cơ quan nào? Sau đây LSX sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ qua bài viết sau.
Liên kết giáo dục là gì?
Công tác giáo dục ngày càng được hoàn thiện, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng cho thế hệ tương lai của đất nước. Một trong những cách thức phổ biến gần đây tại các cơ sở đào tạo là liên kết giáo dục. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, khái niệm liên kết giáo dục được hiểu như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây nhé:
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, liên kết giáo dục là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện chương trình giáo dục tích hợp.
Cụ thể, đối tượng liên kết giáo dục bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.
(Điều 6 Nghị định 86/2018/NĐ-CP)
Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài
Nhận thấy các trường đại học có liên kết với giáo dục với nước ngoài chưa phổ biến tại thành phố P nên nhà đầu tư K muốn đầu tư xây dựng dự án này. Khi đó, nhà đầu tư K cần phải làm hồ sơ xin cơ quan nhà nước phê duyệt cho dự án này. Vậy khi đó, theo quy định pháp luật hiện hành, Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài gồm những gì, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Cụ thể tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục bao gồm:
– Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP;
– Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết, trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên đối với các nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác;
– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác;
– Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện;
– Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục;
– Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP, bao gồm các nội dung chủ yếu:
+ Sự cần thiết;
+ Giới thiệu các bên liên kết; nội dung liên kết;
+ Cơ sở vật chất, thiết bị;
+ Danh sách giáo viên dự kiến kèm theo lý lịch chuyên môn;
+ Đối tượng, tiêu chí và quy mô tuyển sinh;
+ Văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp, tính tương đương của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài đối với văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam (nếu có);
+ Biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học và người lao động;
+ Bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí;
+ Sự hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính;
+ Trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, học sinh.
Thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài 2024
Trường trung học phổ thông K nhận thấy chương trình giáo dục liên kết với nước ngoài dem lại hậu quả tích cực cho thành tích học tập của học sinh. Do dó, trường K muốn thực hiện chương trình liên kết này trong năm học tới nhưng thắc mắc không biết thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài được thực hiện như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Trình tự phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài được quy định như sau:
Bước 1: Các bên liên kết gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại mục 2.1 trực tiếp hoặc qua bưu điện đến sở giáo dục và đào tạo;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 86/2018/NĐ-CP;
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, sở giáo dục và đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả thẩm định chương trình tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục và đào tạo quyết định phê duyệt liên kết giáo dục theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP.
Trường hợp liên kết giáo dục không được phê duyệt thì sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài.
(Khoản 1 Điều 10 Nghị định 86/2018/NĐ-CP)
Thẩm quyền phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài
Trường đại học H nhận thấy đại đa số các sinh viên đại học trên cả nước nói chung vẫn còn tập trung vào lý thuyết mà chưa tập trung vào giảng dạy thực tiễn. Do đó, trường H muốn liên kết với chương trình giáo dục của nước A để nâng cao kĩ năng thực hành của sinh viên. Khi đó, trường H băn khoăn không biết liệu theo quy định pháp luật hiện hành, Thẩm quyền phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài thuộc về cơ quan nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây nhé:
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với nước ngoài theo các hình thức đó là liên kết đào tạo trực tiếp; liên kết đào tạo trực tuyến (online); liên kết đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến trừ các trường hợp các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ.
– Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ phê duyệt liên kết đào tạo trực tiếp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại những cơ sở này.
– Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phê duyệt liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và chứng chỉ đào tạo có giá trị tích lũy tín chỉ hoặc học phần để cấp văn bằng.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý như Thủ tục cấp giấy phép xây dựng với trạm thu phát sóng BTS. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Các bên liên kết giáo dục có các trách nhiệm sau đây:
– Tổ chức thực hiện quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết.
– Cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin liên quan đến liên kết trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục và chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này.
– Chịu trách nhiệm về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài cấp cho học sinh.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện chế độ báo cáo như sau:
+ Các bên tham gia liên kết có trách nhiệm gửi báo cáo việc thực hiện liên kết theo từng năm học cho sở giáo dục và đào tạo trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
+ Báo cáo gồm các nội dung chủ yếu: Việc thực hiện quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết, cơ cấu tổ chức, giáo viên, giảng viên, số lượng tuyển sinh, công tác tổ chức giảng dạy và học tập,…;
+ Trên cơ sở báo cáo của các bên tham gia liên kết, sở giáo dục và đào tạo tổng hợp báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 11 hàng năm;
+ Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.
hời hạn liên kết giáo dục của nước ngoài được điều chỉnh theo các quy định cụ thể. Dưới đây là một phân tích chi tiết về thời hạn liên kết:
– Thời hạn ban đầu: Khi một liên kết đào tạo và tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài được phê duyệt, thời hạn hoạt động ban đầu được xác định. Thời hạn này không vượt quá 5 năm, tính từ ngày phê duyệt.
– Gia hạn liên kết: Khi thời hạn ban đầu kết thúc, liên kết có thể được gia hạn để tiếp tục hoạt động. Quyết định về việc gia hạn liên kết phụ thuộc vào thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.
+ Thời gian gia hạn: Mỗi lần gia hạn liên kết không được vượt quá 5 năm. Điều này có nghĩa là sau khi thời hạn ban đầu kết thúc, các bên có thể thống nhất gia hạn liên kết trong khoảng thời gian tối đa là 5 năm.
+ Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác: Việc gia hạn liên kết phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên liên kết hoặc hợp đồng hợp tác đã được ký kết trước đó. Thông qua thỏa thuận hoặc hợp đồng, các bên có thể đàm phán và quyết định về việc gia hạn liên kết và điều kiện kèm theo.