Thủ tục rút ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023

bởi Ngọc Gấm
Thủ tục rút ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023

Chào Luật sư, vì công ty của tôi không được phía cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành tiếp tục. Chính vì thế, công ty của tôi quyết định rút ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Luật sư có thể cho tôi hỏi thủ tục rút ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023 như thế nào ạ?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục rút ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quy định chung về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Ký quỹ là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải có của một công ty dịch vụ lữ hành ngay cả kinh doanh dịch vụ nội địa hay quốc tế. Chính vì thế, khi bước vào con đường kinh doanh dịch vụ lữ hành bạn cần phải biết được về nghĩa vụ ký quỹ của mình là gì và sẽ thực hiện nghĩa vụ ký quỹ của mình như thế nào, mức đóng ký quỹ của một công ty lữ hành sẽ ở mức bao nhiêu.

Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ký quỹ như sau:

– Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

– Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

– Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Để có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại Việt Nam, thì bản thân doanh nghiệp đó phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về mặt pháp luật như có giấy phép kinh doanh, có ký quỹ tại ngân hàng và bản thân người phụ trách doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và các chứng chỉ nghiệp vụ khác để hoạt động trong ngành dịch vụ lữ hành tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

– Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

– Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

– Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Thủ tục rút ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023
Thủ tục rút ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023

– Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.

– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Thủ tục rút ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023

Khi bạn không còn được phép hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, bạn có quyền nộp đơn yêu cầu với ngân hàng mà bạn đang tiến hành giữ tiền ký quỹ xin được rút lại tiền ký quỹ mà doanh nghiệp đã lưu giữ tại đây. Đây hoàn toàn là lý do chính đáng và phía ngân hàng buộc phải trả lại tiền ký quỹ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên để ngân hàng tiếp nhận hồ sơ của bạn, bận cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

– Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:

  • Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;
  • Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Xuất trình các loại giấy tờ cho phía ngân hàng mà bạn đang ký quỹ và trình bày các yêu cầu về rút ký quỹ mà bạn muốn.

Bước 3: Lấy quỹ ký gửi.

Sau khi ngân hàng tiếp nhận và xử lý hồ sơ của bạn và xử lý hồ sơ thì bạn sẽ lấy lại tiền ký quỹ của mình.

Thời hạn giải quyết hồ sơ là bao lâu?

Thời gian giải quyết hồ sơ ký quỹ cho bạn sẽ là 48 giờ kể từ khi ngân hàng nhận được hồ sơ hợp lệ từ bạn. Chính vì thế ta thấy được bạn sẽ mất ít nhất 02 ngày để có thể lấy lại toàn bộ sổ tiền ký quỹ của bản thân tại một ngân hàng nào đó. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp do hồ sơ không đầy đủ nên thời hạn giải quyết hồ sơ có thể kéo dài hơn 02 ngày chính vì thế khi làm hồ bạn cần lưu ý.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng tiền ký quỹ như sau:

– Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đềThủ tục rút ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Sang tên sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch?

– Căn cứ kết quả điều tra, tài nguyên du lịch được đánh giá về giá trị, sức chứa, mức độ hấp dẫn, phạm vi ảnh hưởng và khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch.
– Căn cứ kết quả đánh giá, tài nguyên du lịch quy định tại Điều 15 Luật Du lịch được phân loại thành tài nguyên du lịch cấp quốc gia và tài nguyên du lịch cấp tỉnh.

Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch?

Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch khi có một hoặc một số hoạt động sau đây:
– Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.
– Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác.
– Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay.
– Thám hiểm hang động, rừng, núi.

Mức ký quỹ lữ hành du lịch?

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm