Trong những năm gần đây, số lượng các cặp vợ chồng ly hôn có xu hướng ngày càng tăng cao. Song, vẫn có một số cặp vợ chồng sau khi ly hôn được một thời gian thì muốn tái hôn để quay lại chung sống với nhau như trước đây. Trong trường hợp đó, nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Có cần làm thủ tục đăng ký kết hôn khi muốn tái hôn lại với vợ cũ, chồng cũ không? Trình tự thủ tục tái hôn với vợ cũ, chồng cũ thực hiện như thế nào? Sử dụng Dịch vụ tư vấn thủ tục tái hôn ở đâu uy tín? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tái hôn là gì?
Luật hôn nhân và gia đình hiện nay không có quy định nào đề cập về khái niệm tái hôn.
Thuật ngữ này chỉ tồn tại trong đời sống hàng ngày, theo cách gọi của người dân.
Theo Từ điển Tiếng Việt từ “tái” được hiểu là lại, làm lại hay trở lại, “hôn” được hiểu là hôn nhân.
Ta có thể hiểu tái hôn là việc nam, nữ đã hoàn thành thủ tục ly hôn nhưng lại muốn quay lại với nhau và xác lập quan hệ hôn nhân.
Như vậy, tái hôn với chồng cũ, vợ cũ là việc người vợ, chồng xác lập lại quan hệ hôn nhân với người vợ, chồng mà đã hoàn thành thủ tục ly hôn trước đây lại kết hôn làm vợ chồng.
Có cần làm thủ tục đăng ký kết hôn khi muốn tái hôn lại với vợ cũ, chồng cũ không?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
- Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Như bạn đã trình bày thì bạn và vợ đã ly hôn và hiện tại thì muốn tái hôn. Theo quy định trên đây thì khi tái hôn thì bạn và vợ phải đăng ký kết hôn. Nếu không đăng ký kết hôn thì cuộc hôn nhân đó không có giá trị pháp lý.
Hồ sơ Đăng ký kết hôn như sau:
- Tờ khai Đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
- Giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu của hai vợ chồng bạn;
- Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó;
Lưu ý: Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu) hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu).
– Trích lục của tòa án nhân dân về việc đã ly hôn (do vợ chồng bạn đã từng ly hôn).
Ngoài ra, bạn cần lưu ý, khi đăng ký kết hôn, hai vợ chồng bạn cần cùng phải có mặt tại cơ quan đăn ký. Khi xác định hai vợ chồng bạn tự nguyện kết hôn thì đại diện Ủy ban nhân dân xã vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn, sau đó hại vợ chồng bạn cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch UBND xã ký và cấp cho hai bạn 2 tờ đăng ký kết hôn.
Điều kiện để tái hôn với vợ cũ, chồng cũ là gì?
Điều kiện để kết hôn lại với vợ hoặc chồng cũ tương tự như trường hợp kết hôn thông thường. Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; quy định điều kiện kết hôn như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định, bao gồm:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Trình tự thủ tục tái hôn với vợ cũ, chồng cũ thực hiện như thế nào?
Thành phần hồ sơ
Nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn cần nộp những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu). Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn.
- Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã/phường/thị trấn nơi đăng ký kết hôn.
- Giấy khám sức khỏe xác nhận đủ điều kiện kết hôn (nếu thuộc trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài)
Đồng thời, nam nữ cần xuất trình giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền.
Trình tự thủ tục
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu, giấy tờ để đăng ký kết hôn
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP; quy định khi thực hiện đăng ký kết hôn lại với chông cũ thực hiện như trường hợp kết hôn thông thường. Cụ thể, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu).
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp (trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã/phường/thị trấn nơi đăng ký kết hôn).
+ Giấy khám sức khỏe xác nhận đủ điều kiện kết hôn (trong trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài).
Bước 2: Đến Uỷ ban nhân dân thực hiện đăng ký kết hôn
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên; người có nhu cầu đăng ký kết hôn sẽ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ.
Trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; người có nhu cầu thực hiện đăng ký kết hôn sẽ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam; hoặc Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện thủ tục.
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ giấy tờ; đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. Hướng dẫn hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Bước 3: Nhận kết quả
Nếu đủ hồ sơ và điều kiện đăng ký kết hôn; sau ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn; hai bên nam, nữ đã ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; Thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp hồ sơ đăng ký kết hôn chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; hoặc các bên không đáp ứng đủ điều kiện đăng ký kết hôn; thì người tiếp nhận giải quyết phải trả lời bằng văn bản về việc từ chối nhận hồ sơ; và hướng dẫn hai bên nam nữ bổ sung để hồ sơ đạt yêu cầu.
Thời gian giải quyết Thủ tục tái hôn với vợ cũ, chồng cũ mất bao lâu?
Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ làm đăng ký kết hôn hợp lệ, cán bộ tư pháp sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch và cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
Đồng thời, hai người này cùng ký tên vào Giấy đăng ký kết hôn. Ngay khi hoàn thành xong những công việc này, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ được trao cho hai bên nam, nữ.
Nếu các điều kiện về đăng ký kết hôn cần phải xác nhận thêm thì thời hạn cấp giấy đăng ký kết hôn có thể kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Lệ phí giải quyết thủ tục tái hôn với vợ cũ, chồng cũ
Theo Điều 2 Thông tư 85 năm 2019, lệ phí đăng ký kết hôn của nam, nữ sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam thực hiện trong nước thì sẽ được miễn lệ phí theo Điều 11 Luật Hộ tịch năm 2014.
Dịch vụ tư vấn thủ tục tái hôn của Luật sư X
Ưu điểm từ dịch vụ tư vấn thủ tục tái hôn của Luật sư X
Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thủ tục tái hôn với vợ cũ, chồng cũ, Luật sư X tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục thủ tục tái hôn uy tín, giá rẻ. Luật sư X sẽ thay bạn hoàn tất hồ sơ giấy tờ và thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để thủ tục tái hôn trở nên thuận lợi và nhanh chóng. Cụ thể, Luật sư X sẽ
- Tư vấn cho khách hàng về quy trình, thủ tục, các bước cần tiến hành thủ tục tái hôn với vợ cũ, chồng cũ
- Tư vấn về điều kiện tái hôn với vợ cũ, chồng cũ
- Tư vấn xin giấy chứng nhận độc thân
- Tư vấn, soạn thảo, kiểm tra tính pháp lý, đối chiếu thông tin tất cả giấy tờ và hồ sơ tái hôn với vợ cũ, chồng cũ
- Thay mặt bạn nộp hồ sơ, giấy tờ và làm việc với cơ quan có thẩm quyền
Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục tái hôn của Luật sư X?
Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục tái hôn, Luật sư X sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.
Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật X sẽ bảo mật 100%.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục tái hôn”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Dịch vụ luật sư Bắc Giang…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về các hành vi bị cấm như sau:
Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Căn cứ theo quy định trên, việc con gái không đồng ý cho cha đi lấy vợ mới khi mẹ đã mất có thể được xem là hành vi cản trở kết hôn theo quy định hiện hành.
Tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về vấn đề đăng ký kết hôn như sau:
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Như vậy, vợ chồng đã ly hôn và muốn kết hôn lại thì phải đăng ký kết hôn.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trong trường hợp này bạn có thể gửi đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con ra Tòa án để được giải quyết theo thẩm quyền. Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng cũng như điều kiện nuôi con của các bên để quyết định thay đổi người trực tiếp người trực tiếp nuôi con trong trường hợp này.