Đến với hôn nhân ai cũng mong được hạnh phúc, êm ấm trong gia đình nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện đều “thuận vợ thuận chồng”, khả năng hôn nhân ta vỡ sẽ xuất hiện. Do đó, chia tay văn minh nhằm lưu lại hình tượng tốt với đối phương là điều cần thiết. Qua bài viết này hãy cùng Luật sư X làm rõ thủ tục thuận tình ly hôn.
căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014 (LHNGĐ)
- Bộ luật tố tụng 2015
- Nghị quyết 326/2016, Do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành
Nội dung tư vấn
- Thuận tình ly hôn là gì?
Ly hôn là “việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.” Tức là phải có đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật (được cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn) thì mới có ly hôn; Còn nếu chỉ sống chung như vợ chồng và tổ chức đám cưới thì không được pháp luật công nhận là kết hôn hợp pháp. Nội dung này được giải thích ngay tại phần đầu của Luật hôn nhân và gia đình 2014 – Điều 3.
Có ý kiến cho rằng: thà sống chung cho có mà không hạnh phúc còn hơn ly hôn để phải buồn bã, tủi hổ với gia đình – bạn bè. Tuy nhiên, nếu không dũng cảm bước ra khỏi đau khổn thì sao bạn có thể được hạnh phúc? Tại Việt Nam, pháp luật chưa công nhận việc sống chung như vợ chồng là một hình thức trong hôn nhân hợp pháp và luật cũng cấp giấy chứng nhận với trường hợp này. Tuy vậy, tại các nước khác trên Thế giới (điển hình tại Úc); Chính phủ Úc đã cấp cho các cặp đôi yêu nhau hoặc chung sống như vợ chồng giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận này có hiệu lực pháp luật tương tự như Giấy đăng kí hôn. Và như vậy, khi các cặp đôi chia tay họ có thể chia tài sản chung; đồng thời được bảo vệ các quyền khác.
vì vậy, Thuận tình ly hôn là việc: vợ và chồng cùng quyết định chấm dứt hôn nhân; đồng thời có sự thống nhất về con cái, tài chung, nợ chung,….. Nội dung này được quy định đầy đủ tại Điều 55 – LHNGĐ
2. Trước khi thuận tình ly hôn cần lưu ý những ?
Cực chẳng đã khi phải đi đến bước ly hôn nhưng lúc này bạn cần một tâm lý vững vàng, làm tốt công tác chuẩn bị để khi đã ly hôn không còn điều gì hối hận mà “biết thế”. Do đó, bạn lưu ý các vấn đề sau:
- Tài sản chung và riêng giữa vợ/chồng: Hai người có những tài sản chung nào? gồm những tài sản gì? Ngoài ra có tài sản riêng không? Nếu có thì đó là tiền hay bất động sản hay kim đá quý? có giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền những tài sản đó không?
- Con chung giữa vợ/chồng: vợ/chồng có bao nhiêu người con chung? Các bé đã từ đủ 07 tuổi chưa? (nếu các bé đã từ đủ 07 tuổi thì cần hỏi nguyện vọng của bé muôn ở với ai nếu bố mẹ ly hôn). Trường hợp, các con chung chưa từ đủ 07 tuổi mà hai người không thể thỏa thuận được việc con sẽ ở với ai thì buộc phải nhờ tới sự can thiệp của Tòa án, lúc này sẽ thuộc trường hợp ly hôn có tranh chấp về con chung. Trường hợp, con chung dưới 12 tháng tuổi mà người chông muốn đơn phương ly hôn thì không được sự chấp thuận của Tòa.
- Nợ chung giữa vợ/chồng: hai người có nợ chung không? Cụ thể số nợ là bao nhiêu? Nợ những ai? Hai người có thể thỏa thuận cùng trả nợ được không? Nếu không thể thỏa thuận được sẽ thuộc trường hợp thuận tình ly hôn mà thuộc trường hợp ly hôn có tranh chấp về nợ chung.
3. Chuẩn bị hồ sơ thuận tình ly hôn
Để chuẩn bị cho thủ tục thuận tình ly hôn, Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
- Chứng minh nhân dân của vợ chồng (Bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (Bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình (Bản sao có chứng thực);
- Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn theo mẫu.
- Giấy tờ về tài sản chung – riêng của vợ/chồng
- Liệt kê các khoản nợ nếu có
4. Nộp đơn Thuận tình ly hôn ở đâu?
Theo Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự quy định rõ:
“Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”
5. Phải nộp án phí thuận tình ly hôn bao nhiêu tiền cho Tòa?
Theo đó, án phí dân sự sơ thẩm trong thời điểm hiện tại là 300.000 đồng (nếu không tranh chấp về tài sản). Mức án phí này được quy định tại Nghị quyết 326/2016, Do Ủy ban thường vị quốc hội ban hành. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc về mức án phí sơ thẩm khi có các tranh chấp khác (tài sản, con cái,…) thì cũng có thể tham khảo Nghị quyết này.
Video Luật sư Giải đáp thắc mắc về hồ sơ thủ tục thuận tình ly hôn
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thủ tục thuận tình ly hôn” Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn tham khảo bài viết: phạt vi phạm hợp đồng
Thuận tình ly hôn là việc: vợ và chồng cùng quyết định chấm dứt hôn nhân; đồng thời có sự thống nhất về con cái, tài chung, nợ chung,…..
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính)
2. Chứng minh nhân dân của vợ chồng (Bản sao có chứng thực);
3. Giấy khai sinh của các con (Bản sao có chứng thực);
4. Sổ hộ khẩu gia đình (Bản sao có chứng thực);
5. Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn theo mẫu.
6. Giấy tờ về tài sản chung – riêng của vợ/chồng
7. Liệt kê các khoản nợ nếu có
Bạn cần nộp tại nơi một trong các bên cư trú, làm việc.