Thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành theo trình tự nào?

bởi TranQuynhTrang
Thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành theo trình tự nào?

Luật Tố tụng dân sự đã trở thành một thuật ngữ không còn xa lạ trong lĩnh vực pháp luật. Đây là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, bao gồm những quy phạm để điều chỉnh quan hệ phát sinh trong tố tụng. Một biện pháp hữu hiệu được biết đến đó là khởi kiện khi các bên tranh chấp với nhau một vấn đề nào đó mà không thể hoà giải, giải quyết. Việc giải quyết một vụ việc, một vụ tranh chấp sẽ phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Tại bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc về trình tự, thủ tục tố tụng dân sự hiện nay. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến độc giả.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Thủ tục tố tụng dân sự được hiểu như thế nào?

Thủ tục tố tụng dân sự được hiểu là trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án nhân dân giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Quá trình này góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; giáo dục mọi người chấp hành pháp luật.

Thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành theo trình tự nào?

Thủ tục tố tụng dân sự được diễn ra như sau:

Bước 1: Gửi đơn khởi kiện

Gửi đơn khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn

Tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
  • Thủ tục thụ lý vụ án.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện.
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Bước 3: Thụ lý vụ án

Trong vòng 05 ngày, nếu đơn yêu cầu đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án sẽ thông báo nộp lệ phí để tiến hành thụ lý. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu giải quyết.

Bước 4: Tiến hành hòa giải

Về nguyên tắc, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải thành công thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.

Thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành theo trình tự nào?
Thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành theo trình tự nào?

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.

Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử

Phiên tòa phải được tiến hành đúng địa điểm cũng như thời gian đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra tiến hành xét xử hoặc được ghi trong giấy báo mở lại phiên tòa nếu phải hoãn phiên tòa.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

+ Các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án;

+ Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận (điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự);

+ Những tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các loại vụ việc dân sự sau:

+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận như: vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm gò, khai thác (được quy định tại các điểm: k, m, n và điểm o khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự); và một số tranh chấp khác.

+ Đối với các vụ việc dân sự có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, tòa án nước ngoài.

+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài.

+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để xét xử.

Nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự như thế nào?

Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự là một  nguyên tắc cơ bản và đặc trưng trong Tố tụng dân sự. Nguyên tắc xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc hòa giải vụ việc dân sự và tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự trên cơ sở tự nguyện (tự nguyện tham gia  hòa giải, tự nguyện về nội dung hòa thỏa thuận), nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 10 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành theo trình tự nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tư vấn về xác nhận tình trạng hôn nhân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự như thế nào?

Tại Điều 6 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự như sau:
“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.”

Các yếu tố cấu thành tố của một quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là gì?

– Chủ thể: một bên là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và một bên là các đương sự tham gia tố tụng.
– Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
– Cách thức giải quyết quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: là việc tòa án thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu và thực hiện các trình tự thủ tục tố tụng theo quy định.

Việc ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự có ý nghĩa như thế nào?

Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm