Thủ tục đăng ký, trích lục đăng ký nhận cha mẹ con như thế nào? Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị những gì? Hãy tham khảo bài viết của Luật sư X.
Thưa luật sư, trước đây tôi đã làm thủ tục nhận cha mẹ con; và được cấp trích lục đăng ký nhận cha mẹ con. Nhưng do thời gian đã lâu, kết quả bị thất lạc. Nay tôi muốn xin cấp lại kết quả đăng ký nhận cha mẹ con trước đây. Thủ tục thế nào, xin Luật sư X giải đáp.
Căn cứ pháp lý:
- Luật hộ tịch 2014
- Nghị định 87/2020/NĐ-CP
- Thông tư 04/2020/TT-BTP
Nội dung tư vấn
Đối với thủ tục nhận cha mẹ con, sau khi hoàn thành thủ tục này bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền trả kết quả là trích lục đăng ký nhận cha mẹ con. Bản trích lục ghi nhận các thông tin về cha (hoặc mẹ), con, thời gian và nơi đăng ký nhận cha mẹ con. Đồng thời sự kiện này sẽ được ghi lại vào sổ hộ tịch của cơ quan tiến hành thủ tục.
Nếu bạn đã làm mất, thất lạc bản trích lục trước đây, thì dữ liệu sẽ vẫn còn lưu trong sổ hộ tịch của cơ quan tiến hành thủ tục (UBND cấp xã/phường); hoặc trong sổ hộ tịch của cơ quan cấp trên trực tiếp (UBND cấp quận/huyện). Bạn có thể làm thủ tục xin trích lục đăng ký nhận cha mẹ con để được cấp bản trích lục mới thay thế tại cơ quan đang lưu dữ liệu.
Hiện nay, thủ tục trích lục nhận cha mẹ con được coi là một thủ tục trích lục hộ tịch được quy định tại Luật hộ tịch 2014; nhưng lại chưa có hướng dẫn thi hành thủ tục này gây khó khăn trên thực tế. Tùy vào từng loại giấy tờ trích lục và quan điểm xử lý của địa phương mà hồ sơ có thể có sự thay đổi.
Tham khảo bài viết: Trích lục là gì
Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con là gì?
Quan hệ cha, mẹ, con vốn là một quan hệ tự nhiên thuần túy. Nay quan hệ đó được pháp luật quy định, thừa nhận và chi phối; trở thành mối quan hệ có tính pháp lý, được pháp luật quy định về các quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, những quyền và nghĩa vụ đó chỉ phát sinh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Việc tự nguyện nhận con phải được người được nhận đồng ý nếu họ là người đã thành niên; nếu họ chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là cha, là mẹ. Còn việc tự nguyện nhận cha, mẹ về nguyên tắc phải được bên được nhận đồng ý. Ngoài ra, còn có thể được chấp nhận trong trường hợp người được nhận là người cha, mẹ đã chết. Việc tự nguyện nhận, cha, mẹ và con thông thường dẫn đến thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con tại cơ quan hành chính Nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu đăng ký nhận cha, mẹ, con là thủ tục do cá nhân thực hiện tại cơ quan hành chính nhà nước; để được cơ quan này ghi vào sổ hộ tịch; và công nhận quan hệ cha, mẹ, con, giữa các cá nhân có yêu cầu.
Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; nhằm chứng minh sự kiện nhận cha, mẹ, con của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện nhận cha, mẹ, con được đăng ký.
Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch; và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Hồ sơ trích lục đăng ký nhận cha mẹ con bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của người yêu cầu trích lục (Bản sao chứng thực, hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)
- Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu thêm một số tài liệu khác như:
- Sổ hộ khẩu của gia đình (Bản sao chứng thực, hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)
- Giấy khai sinh của người con (Bản sao chứng thực, hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)
- Các văn bản, tài liệu khác chứng minh sự kiện đăng ký nhận cha mẹ con trước đây
Trình tự thủ tục trích lục:
Đầu tiên, Bạn nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý dữ liệu. Trường hợp có cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan quản lý dữ liệu đã có sẵn thủ tục; thì bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến.
Kế tiếp, bạn đợi thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh, kiểm tra thì không quá 10 ngày làm việc.
Sau đó, bạn tiến hành nộp lệ phí: Theo biểu lệ phí của cơ quan quản lý dữ liệu niêm yết.
Kết quả: Bạn sẽ nhận được bản sao trích lục nhận cha mẹ con.
Hi vọng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn tiến hành thủ tục thuận lợi!
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là không. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ. Do vậy, nếu cha là người nước ngoài đã chết thì không thể nhận cha.
Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con là văn bản có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, chứng minh sự ghi nhận của nhà nước đối với quan hệ cha, mẹ, con. Đây là căn cứ để nhà nước quản lý hộ tịch một cách hiệu quả, xác định các vấn đề phát sinh giữa cha mẹ và con cái, hoặc là cơ sở để cha mẹ, con thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Câu trả lời là không. Theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về trích lục đăng ký nhận cha mẹ con. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102.