Thủ tục xác định lại dân tộc cho con được thực hiện như thế nào?

bởi Thảo Thảo
tờ khai cải chính hộ tịch

Từ xưa đến nay việc đứa trẻ sinh ra mang dân tộc của người bố là điều đương nhiên. Tuy nhiên, ở thời kì phát triển; hiện đại như hiện nay đứa trẻ có thể mang dân tộc của bố hoặc mẹ. Không ít những đứa trẻ sinh ra mang dân tộc của bố; nhưng khi lớn lên bởi một lý do nào đó mà gia đình lại có nhu cầu đổi lại dân tộc cho con. Những trường hợp như vậy trên thực tế không ít. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết để tiến hành đổi lại dân tộc cho con. Vậy, thủ tục xác định lại dân tộc cho con được thực hiện như thế nào? Hãy cùng với Luật sư X đi tìm hiểu các nội dung; trình tự thủ tục xoay quanh vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Luật hộ tịch năm 2014

Thông tư 04/2020/TT-BTP

Nội dung tư vấn

Thế nào là xác định lại dân tộc?

Vậy xác định lại dân tộc là gì? Theo khoản 11 Điều 4 Luật hộ tịch 2014: là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự. Như vậy, các cá nhân khi có yêu cầu thì đều có quyền xác định lại dân tộc của mình theo quy định của pháp luật.

Quyền xác định lại dân tộc

Thủ tục xác định lại dân tộc cho con được thực hiện như thế nào? Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015 thì để có thể xác định lại dân tộc cho một người cần có các điều kiện sau:

  •  Người đó phải có cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau 
  •  Đã từng xác định dân tộc lần đầu theo dân tộc của cha đẻ (hoặc mẹ đẻ) 
  • Là con nuôi mà bây giờ tìm lại được cha mẹ đẻ và có nguyện vọng thay đổi dân tộc theo dân tộc của cha mẹ đẻ. 
  • Người xác định dân tộc là người đã thành niên có quyền trực tiếp yêu cầu xác định lại dân tộc.
  • Nếu là người chưa thành niên thì việc xác định lại dân tộc được thực hiện theo yêu cầu thống nhất của cha; mẹ đẻ; người giám hộ.
  • Nếu đó là người chưa thành niên nhưng đã đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc xác định lại dân tộc còn phải được sự đồng ý của chính người đó.

Thủ tục xác định lại dân tộc

Có rất nhiều trường hợp khi đăng kí khai sinh để họ của con theo bố; tuy nhiên sau một thời gian lại muốn thay đổi họ cho con. Vậy, thủ tục xác định lại dân tộc cho con được thực hiện như thế nào? Sẽ căn cứ theo Điều 47 Luật hộ tịch năm 2014:

“1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.

Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.

2. Thủ tục yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này”.

Thủ tục xác định lại dân tộc cho con được thực hiện như thế nào?

Thẩm quyền xác định lại dân tộc

Thẩm quyền giải quyết thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện mà người đó đã đăng ký khai sinh trước đây. Cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp thẩm tra hồ sơ; tiến hành giải quyết là Phòng tư pháp huyện. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Phòng tư pháp huyện trong quá trình giải quyết.

Chuẩn bị các hồ sơ gồm

  • Tờ khai xác định lại dân tộc theo mẫu quy định (Thông tư 04/2020/TT-BTP)
  • Văn bản thể hiện sự đồng ý của người được xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi trở lên).
  • Bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi dân tộc.
  • Sổ hộ khẩu gia đình.
  • Các giấy tờ chứng minh về dân tộc của cha và mẹ (Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân).

Vậy sau khi nhận đủ hồ sơ thủ tục xác định lại dân tộc cho con được thực hiện như thế nào? Sau khi nhận đủ hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ. Nếu thấy việc xác định lại dân tộc là có cơ sở; phù hợp với quy định của pháp luật dân sự; pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch. Đăng ký thay đổi lại dân tộc ký vào Sổ hộ tịch; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục trích lục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam mới nhất 2021

Câu hỏi thường gặp

Khi người con đã được 14 tuổi thì còn có thể xác định lại dân tộc hay không?

Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được theo quy định của pháp luật dân sự và luật hộ tịch hiện hành. Người có yêu cầu xác định lại dân tộc cho con chỉ cần có các giấy tờ theo quy định và đến Ủy ban nhân cấp huyện để làm các thủ tục xin xác định lại dân tộc.

Việc xác định lại dân tộc có cần sự đồng ý của người được xác định lại?

Theo như quy định của pháp luật dân sự về xác định lại dân tộc. Thì việc xác định lại chỉ yểu cầu cần sự đồng ý của người được xác định lại trường hợp người đó đã thành niên; trường hợp chưa thành niên nhưng đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xác định lại dân tộc không?

Căn cứ vào Điều 46 Luật hộ tịch năm 2014 Thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. Do vậy, Ủy bân nhân dân cấp xã không có thẩm quyền xác định lại dân tộc; mà chỉ có thẩm quyền phối hợp với cấp huyện để giải quyết.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề thủ tục xác định lại dân tộc cho con được thực hiện như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm