Bất động sản là một loại tài sản, theo quy định của Luật Đất đai thì bất động sản sẽ thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, trên thực tế, bất động sản sẽ do Nhà nước thay mặt quản lý và xác lập quyền sở hữu đối với từng đối tượng. Quyền sở hữu này bao gồm quyền sử dụng và chuyển nhượng đất đai. Tuy vậy, có những bất động sản vô chủ không thuộc sở hữu của bất kì đối tượng nào. Vậy, để được xác lập quyền sở hữu toàn dân với bất động sản đó phải làm như thế nào? Sau đây, mời các bạn đón đọc bài viết “Thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân với bất động sản vô chủ năm 2023” dưới đây để hiểu rõ hơn về điều này nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 19/2018/NĐ-CP.
Tài sản nào thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định số 19/2018/NĐ-CP quy định về các loại tài sản sẽ được xác lập quyền sở hữu toàn dân cụ thể như dưới đây:
“Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:
a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).
b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên).
c) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm).
d) Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi là di sản không người thừa kế).
đ) Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng).
3. Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng Mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự (sau đây gọi là tài sản của quỹ bị giải thể).
4. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước).
5. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
6. Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.”
Những cơ quan nào được xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân?
Theo Nghị định, các bộ, ban ngành có quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản. Bộ trưởng Tài chính được xác lập với tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam là bất động sản, ôtô, các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên…
Bộ trưởng Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực an ninh do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với: tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; bất động sản vô chủ; bất động sản không có người thừa kế; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử – văn hóa…
Trình tự xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với bất động sản vô chủ
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự mà không xác định được ai là chủ sở hữu của bất động sản, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về bất động sản vô chủ (Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an sở tại) có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.
Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:
a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản từ khi phát hiện: 01 bản chính.
b) Bảng kê địa điểm, diện tích, hiện trạng bất động sản: 01 bản chính.
c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản (nếu có): 01 bản sao.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về “Thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân với bất động sản vô chủ năm 2023” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới đổi tên mẹ trong giấy khai sinh… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về tài sản bị đánh rơi, bỏ quên (Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an sở tại) có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc về Nhà nước.
Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:
a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu tài sản từ khi phát hiện; căn cứ xác định tài sản thuộc về Nhà nước: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản: 01 bản chính.
c) Biên bản giao nộp tài sản của người nhặt được hoặc người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bỏ quên: 01 bản sao.
d) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.
– Đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
– Đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan mà không xác định được ai là chủ sở hữu của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, Sở Tài chính có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bao gồm:
a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm từ khi phát hiện: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của tài sản: 01 bản chính.
c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với tài sản (nếu có): 01 bản sao.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định 29/2018/NĐ-CP.