Thủ tục xác minh tài sản thu nhập của cán bộ năm 2022

bởi Sao Mai
Thủ tục xác minh tài sản thu nhập của cán bộ_

Tình trạng tham ô, tham nhũng tại Việt Nam diễn ra trong nhiều thập niên qua, xảy trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và ở tất cả các ngành, các cấp. Đặc biệt là vấn đề tham nhũng nổi cộm trong thời gian gần đây như vụ án Việt Á, Tân Hoàng Minh…Tham nhũng, lãng phí đã gây ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội và làm giảm niền tin của nhân dân với  Đảng và Nhà nước. Chính vì thế Nhà nước đã ban hành hoàn loạt các quy chế mới liên quan đến việc kiểm sát và xác minh thu nhập của cán bộ.

Để có thể cung cấp thêm thông tin về “Thủ tục xác minh tài sản thu nhập của cán bộ“. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Cán bộ, công chức bao gồm những ai?

– Theo Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008.

“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Ví dụ: Chủ tịch nước là công dân Việt Nam, được bầu trong số các đại biểu Quốc hội, hoạt động theo nhiệm kì của Quốc hội – 5 năm, hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là công dân Việt Nam, do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu ra và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; giữ chức vụ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và làm việc theo nhiệm kì là 5 năm, hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

– Theo Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 sửa đổi Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008.

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Ví dụ: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện,…

Trình tự xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ ra sao?

Trình tự xác minh thu nhập của cán bộ, công chức được quy định tại Quyết định 70/QĐ-TTCP như sau:

Bước 1: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh và thành lập Tổ xác minh

– Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 hoặc 15 ngày kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.

– Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây: Căn cứ ban hành quyết định xác minh; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người được xác minh tài sản, thu nhập; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Nội dung xác minh; Thời hạn xác minh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phối hợp (nếu có).

– Quyết định xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập, người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xác minh.

Bước 2: Tổ xác minh yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình.

Yêu cầu người được xác minh giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó.

Bước 3: Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018;

– Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;

– Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ cho việc xác minh.

– Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.

Thủ tục xác minh tài sản thu nhập của cán bộ
Thủ tục xác minh tài sản thu nhập của cán bộ

Bước 4: Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập.

– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập phải báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

– Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:

+ Nội dung được xác minh, hoạt động xác minh đã được tiến hành và kết quả xác minh;

+ Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;

+ Kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Bước 5: Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh phải ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

– Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây: Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

– Người ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của Kết luận xác minh.

– Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu, kiến nghị xác minh quy định tại Điều 42 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.

Bước 6: Công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.

– Việc công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai quy định tại Điều 39 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thủ tục xác minh tài sản thu nhập của cán bộ“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định phân chia thừa kế đất; giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; kết hôn với người Đài Loan…. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ khi nào?

Căn cứ Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;
– Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;
– Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;
– Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên;
– Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.

Cán bộ nào có quyền yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?

Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống tham nhũng 2018 như sau:
b) Chủ tịch nước yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Hồ sơ xác minh thu nhập của cán bộ bao gồm những gì?

Theo Quyết định 70/QĐ-TTCP 
Hồ sơ xác minh gồm có:
1. Quyết định xác minh; biên bản làm việc; giải trình của người được xác minh;
2. Báo cáo kết quả xác minh;
3. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập;
4. Các tài liệu khác có liên quan đến việc xác minh.
– Số lượng: 01 bộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm