Để kinh doanh quán bar. pub, quán rượu một cách hợp pháp, các hộ gia đình và doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các giấy phép liên quan. Vậy thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán bar, quán nhậu như thế nào, các bạn có thể tham khảo đầy đủ thông tin về giấy phép kinh doanh quán bar trong bài viết “Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán bar năm 2023” dưới đây của Luật sư X.
Điều kiện kinh doanh quán bar?
Căn cứ Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ bar như sau:
- Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80m2 trở lên, không kể công trình phụ.
- Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).
- Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa từ 200m trở lên.
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 54/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phải có trách nhiệm:
- Không được hoạt động từ 2 giờ sáng đến 8 giờ sáng.
- Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định về biểu diễn nghệ thuật.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh quán Bar
Đối với hộ kinh doanh
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh quán Bar đối với hộ kinh doanh gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT), bao gồm:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại Thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước)
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Đối với doanh nghiệp trong nước
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh quán bar đối với doanh nghiệp trong nước bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu
- Dự thảo điều lệ của công ty (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh)
- Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp (tùy loại hình doanh nghiệp lựa chọn)
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có). Giấy tờ tùy thân của người đại diện nộp hồ sơ
- Văn bản xác nhận vốn pháp định.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Căn cứ Điều 12 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
- Bản giải trình có nội dung:
- Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
- Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
- Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
- Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
- Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán bar năm 2023
Bước 1: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến theo quy cách đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Sở Kế hoạch và Đầu tư (công ty).
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan cấp phép phải có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 3: Nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan cấp phép có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận và xác minh hồ sơ nếu cần thiết. trường hợp không đảm bảo chất lượng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan cấp phép có thẩm quyền phải gửi và lưu giữ giấy phép này cụ thể như sau:
- 2 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh;
- 1 bản gửi doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh;
- 1 bản gửi cơ quan công an cấp huyện nơi thực hiện kinh doanh;
- 1 bản gửi cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh;
- Đăng tải trên trang Thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thời hạn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản là bao lâu năm 2023?
- Trình tự thủ tục tách thửa đất hộ gia đình quy định 2023
- Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình nhanh, trọn gói năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán bar năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật quy định các giấy phép kinh doanh quán bar, giấy phép kinh doanh quán pub phải có như sau:
Giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nếu có kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy do Công an PCCC tỉnh, thành phố cấp.
Giấy chứng nhận đáp ứng tốt điều kiện an ninh trật tự do Công an phường cấp.
Căn cứ Điều 24 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP, khi kinh doanh quán bar, quán pub bạn muốn bán rượu thì cần phải có giấy phép bán rượu tại chỗ. Những hồ sơ, giấy tờ pháp lý cần chuẩn bị khi kinh doanh quán bar có bán rượu như sau:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
4. Bản sao hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
5. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Thẩm quyền cấp giấy phép buôn bán rượu tiêu dùng tại chỗ: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.