Chào Luật sư, Công ty tôi là một công ty đại lý của mặt nạ đất sét X tại Hàn Quốc, nay công ty tôi rất vinh dự được hợp tác với mặt nạ đất sét X để đem sản phẩm đó về Việt Nam. Mặt dù sản phẩm này rất nổi tiếng tại Hàn nhưng tại Việt Nam thì rất ít người biết đến, chính vì thế tôi muốn làm thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm cho sản phẩm mặt nạ này. Thế nên nhờ luật sư tư vấn giúp cho tôi.
Để giúp bạn hoàn thành tốt thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm năm 2024, LSX mời bạn tham khảo trước bài viết sau.
Điều kiện xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Để có thể đưa một mỹ phẩm lên thị trường và quảng cáo đến người dân, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật Quảng cáo Việt Nam. Các quảng cáo mỹ phẩm khi được quản cáo phải được công bố các tính năng, công dụng một cách rõ ràng, không được sử dụng những hình ảnh ám chỉ sai công dụng được niêm yết trên bao bì đã đăng ký trước đó.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm như sau:
“1. Mỹ phẩm phải đủ điều kiện quảng cáo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 20 của Luật quảng cáo.
2. Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 4 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các nội dung sau đây:
a) Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác;
b) Tính năng, công dụng của sản phẩm phải phù hợp với bản chất của sản phẩm, phân loại sản phẩm và tính năng, công dụng đã được công bố theo quy định của pháp luật.
3. Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
4. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản.”
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm mới nhất
Để có thể chuẩn bị thành công một bộ hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm không phải là điều dễ dàng đối với một doanh nghiệp. Chính vì thế sự tư vấn của Luật sư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm là một điều vô cùng cần thiết. Một bộ hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm bao gồm các loại giấy tờ có liên quan đến yêu cầu phê duyệt nội dung quản cáo, phiếu công bố sản phẩm được cấp phép và các loại giấy tờ chứng minh sản phẩm công bố thuộc quyền sở hữu của công ty.
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm như sau:
“1. Các giấy tờ quy định tại Điều 13 Thông tư này (Yêu cầu chung đối với hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế).
2. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo mỹ phẩm nêu tính năng, công dụng của sản phẩm không có trong nội dung của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận.”
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm năm 2024
Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ đề nghị xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm, các công ty sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho Sở Y tế nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở. Sau khi tiếp nhận được hồ sơ đề nghị xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm, phía cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra và phê duyệt hồ sơ. Và sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế sẽ cấp phép giấy phép quảng cáo mỹ phẩm cho doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo như sau:
“1. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tkư này (sau đây viết tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ).
2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị.
3. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có giấy xác nhận nội dung quảng cáo hết hiệu lực.
5. Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:
a) Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
b) Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện so với nội dung ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc.”
Nội dung quảng cáo mỹ phẩm cần lưu ý những gì?
Để đảm bảo các nội dung quảng cáo mỹ phẩm đúng với các chính sách mà nhà nước đưa ra, pháp luật Việt Nam đã cho ban hành các quy định pháp luật về việc phê duyệt nội dung quảng cáo mỹ phẩm. Các nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải có đầy đủ các nội dung như tên mỹ phẩm, tính năng công dụng, tên công ty sản xuất ra mỹ phẩm đó, các khuyến cáo cần tránh khi sử dụng sản phẩm.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về quảng cáo mỹ phẩm như sau:
“1. Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
a) Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược;
b) Tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu có).
2. Quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Tên mỹ phẩm;
b) Tính năng, công dụng của mỹ phẩm;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
d) Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế .
3. Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
4. Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại các điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.”
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm năm 2024” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc như Kết hôn với người Nhật Bản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân chi tiết
- Chính sách miễn thuế cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
- Thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể là khi nào?
Câu hỏi thường gặp
1. Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
2. Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
1. Báo chí.
2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
5. Phương tiện giao thông.
6. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
7. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
– Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
– Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài